Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Already a member?

Login
0968 930 872 Info@travelpx.net

Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Already a member?

Login

Tổng quan về du lịch bụi Myanmar, kinh nghiệm, chi phí và lịch trình

Myanmar hay Burma theo trí nhớ của những người phương Tây, đó là một đất nước yên bình và tươi đẹp. Nếu chỉ nghe qua lời kể của những người đi trước, hẳn là tôi đã mường tượng ra đôi điều, bởi ai đi về mà không mang một album “Burma in my heart” hay đại loại thế. Với tôi, Myanmar đọng lại trong tôi về một miền ký ức xưa cũ một thời của Việt Nam, của Hà Nội, của những con người hiền hậu, những người dân lao động chất phác và tốt bụng đến mức kỳ lạ, không lý do. Đi Myanmar cảm giác muốn đi mãi, ở thật lâu càng tốt chứ không chỉ là một lịch trình 1-2 tuần. Giống như cái cảm giác ngồi trên một ngôi chùa vắng người ở Bagan, lặng nhìn hoàng hôn xuống thật chậm, thời gian và vạn vật như ngừng lại… Đừng nghĩ đến ngày mai làm gì, hay việc lúc nào cũng phải nhanh chóng chiếm lấy một chỗ đẹp nhất để bận rộn với việc chụp ảnh, kệ đi, hãy tận hưởng đã.

Đất nước Myanmar vẫn còn tàn tích khá nhiều của một thời kỳ dài hơn 50 năm theo chế độ quân đội cầm quyền, nhưng thật may là hiện giờ tình hình chính trị đã khá hơn khi một chính phủ được dân tin tưởng lên lãnh đạo. Điều dễ nhận thấy là những nơi cần bảo tồn, những di tích lịch sử họ vẫn giữ gìn và phát huy cực tốt, còn những thành phố cần phát triển về kinh tế như Yangon hay Mandalay, họ đã có tầm nhìn và quy hoạch dài hạn. Ở Yangon ra đường là không có xe máy, xe máy chỉ chạy trong những con đường, ngõ nhỏ.

Tôi đến Myanmar trong thời điểm mà họ vừa xảy ra một vụ động đất mạnh ở Bagan, nhiều ngôi chùa bị hư hại nặng. Nhưng có vẻ như điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều, vẫn là một đất nước Phật giáo yên bình, con người tốt bụng thực sự, hiếu khách và sẵn sàng giúp đỡ người lạ mặt. Hôm nay tôi nghe đâu đó trên ti vi nói rằng Myanmar họ được thế giới xếp số 1 về làm từ thiện, giúp đỡ người khác, dù họ vẫn là một nước rất nghèo. Họ vẫn là một trong những nước thuộc hàng an toàn nhất để đi du lịch.

Những điều cần biết trước về Myanmar

Visa

Với công dân một nước thuộc khu vực Đông Nam Á thì bạn không cần xin visa trước khi đến Myanmar, nhưng khác với những nước khác trong khu vực như Thái, Malaysia hay Singapore cấp visa 30 ngày, Myanmar họ chỉ cấp visa du lịch cho bạn 15 ngày. Nếu muốn ở lâu hơn bạn sẽ phải xin visa để kéo dài thời gian lưu trú. Phí xin visa là 50$ và apply online qua mạng ở đây.

Đổi tiền

Đây có lẽ là vấn đề tôi thấy hứng thú nhất trong chuyến đi vừa rồi, bởi tôi đi đúng vào đợt đồng Kyat (đọc là Chạt) của Myanmar xuống thấp. Thông thường như năm ngoái mọi người đi tỷ giá 1USD ~ 970-1000 Kyat, nhưng đợt tôi đi thì 1USD đổi được những 1270-1300 Kyat, tức là xuống giá đến gần 30%, vì thế nên mua gì cũng rẻ.

Có rất ít và hiếm những cây ATM trên đất nước này, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải đổi tiền mặt trực tiếp. Phương án tối ưu là bạn đổi sang USD ở nhà và mang USD sang Myanmar đổi lấy Kyat. Tôi thấy là tỷ giá các nơi không chênh lệch nhau nhiều, đổi luôn ở sân bay là tiện và cũng gần như tốt nhất. Quầy đổi tiền sân bay mua vào – bán ra Kyat từ USD tương ứng là 1270-1280, quá tốt vì nếu nhìn sang Bali – Indonesia, quầy đổi tiền sân bay họ ăn chênh lệch quá trời luôn. Mua vào USD đổi sang Rupiah ở Bali là 12600 bán ra những 13600 lận, quá khủng khiếp. Ở Myanmar bạn chẳng phải lo nghĩ hay đắn đo gì về đổi tiền, bạn tiêu thoải mái đi vì tỷ giá tốt, giá mọi thứ đều rẻ mà, đổi xong nếu lúc về còn thừa thì vẫn đổi lại ở sân bay lấy USD được bình thường. Nhớ khi đổi phải mang USD mới đi nhé, nếu cũ nát hay dính nước là họ không đổi cho đâu. Tiền tôi đổi ở Hà Trung may quá được vài tờ 100$ mới như vừa xuất xưởng nhà in nên họ ok liền. Mức tiền đổi cho 7 ngày sống trên đất Myanmar tầm $250-300 là quá xông xênh rồi.

Khi xuống sân bay, bạn cứ đi thẳng ra sảnh sẽ thấy ngay quầy đổi tiền của ngân hàng nằm chính giữa sát cửa ra vào. Tôi thấy đổi ở quầy này là tốt nhất, lúc về đổi họ vẫn chấp nhận tất cả các mệnh giá đồng Kyat với cùng một tỷ giá 1280.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch bụi Maldives – Kế hoạch và chuẩn bị

Văn hoá và trang phục

Đầu tiên khi gặp bất kỳ ai, hãy luôn nở một nụ cười thân thiện và nói Minglabar (Ming-gla-ba) – Xin chào. Người Burma vô cùng thân thiện và nét mặt hiền hậu, có lẽ bạn chưa cười và chào thì họ đã làm điều đó trước với bạn rồi, tất cả từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Myanmar là đất nước đạo Phật, dân ở đây họ cũng rất sùng bái đạo Phật cũng như tôn kính những nhà sư. Tất cả các ngôi chùa khi vào bạn sẽ phải bỏ dép, mặc quần dài quá đầu gối (mặc dù tôi thấy khá nhiều ngôi chùa ở Bagan mặc quần sooc cũng không sao). Nếu không có quần dài họ sẽ yêu cầu bạn phải mua hoặc thuê Sarong – một tấm vải vuông để quấn quanh phần từ thắt lưng trở xuống, như trang phục của những người đàn ông ở đây. Cũng chính vì điều này mà bạn nên chuẩn bị một đôi dép để đi lại vì một ngày vào rất nhiều ngôi chùa mà cứ phải cởi giầy tất ra liên tục kể cũng bất tiện.

Hãy nhớ luôn tỏ ra tôn trọng văn hoá cũng như tín ngưỡng của người bản địa, những nơi mang tính thuần phong mỹ tục cao bạn cần giữ ý, trật tự và không cư xử quá tự do như những địa điểm thoải mái khác.

Sim điện thoại ở Myanmar

Mua sim ở Myanmar khá dễ và rẻ, bạn cứ vào những quầy tạp hoá là họ đều có bán hết. Có một số nhà cung cấp chính là Ooredoo, Telenor và MPT. Tôi chọn mua của MPT và rất hài lòng, giá mua 1 sim là 1500 Kyat, top-up (nạp tiền) theo các mệnh giá khác nhau là 1000, 3000, 4000 Kyat. Tôi nạp thêm 3000Kyat vào tài khoản để dùng cho 1 tuần ở đây, trước đó khi mua sim họ đã tặng 500Kyat, lần top-up đầu tiên họ còn tặng thêm 1000Kyat nữa. Mua xong bạn cứ nhờ người bán họ kích hoạt sim và 3G cho bạn, phí truy cập 3G ở đây là 6kyat/MB nên với số tiền đã nạp tôi có tầm 750MB trong tài khoản.

Đồ lưu niệm

Đồ lưu niệm thì ở bất cứ điểm du lịch nào cũng có rất nhiều. Ở Bagan thì thường tập trung ở những ngôi chùa hoặc có cả trẻ em có đồ bán đơn lẻ, hay ở Inle thì tập trung lại ở từng điểm dừng chân nếu bạn mua tour đi thuyền nguyên ngày. Có rất nhiều đồ handmade đẹp như búp bê gỗ, chuông gió, hay đồ bạc bày bán nhan nhản khắp nơi. Ở Inle có hẳn một nhà truyền thống làm đồ bạc, đến đó bạn được thấy trực tiếp họ đang chế tác các đồ làm từ bạc luôn. Giá trung bình cho từng loại tầm 5000 Kyat, riêng về tranh cát hay tranh vàng ở Bagan giá tầm 10000 Kyat.

Những kinh nghiệm khác

Ngoài những thành phố lớn như Yangon hay Mandalay, ở những địa phương khác ở Myanmar mọi thứ đều chưa phát triển, các dịch vụ còn thiếu thốn khá nhiều. Vẫn có những hàng tạp hoá nhưng không nhiều, hiệu thuốc gần như là hiếm thấy. Do đó bạn có thể sẽ phải mang đồ cá nhân ở nhà đi vì ở đây tìm đồ tương tự là khá khó khăn.

Về thanh toán, nhiều nơi, phòng nghỉ, cá nhân cung cấp dịch vụ khi nói giá họ nói cả giá USD và Kyat, tức là bạn trả cho họ USD cũng được, không sao. Nhưng thường nếu trả bằng USD bạn sẽ bị thiệt hơn, nên tốt nhất là nếu giá niêm yết bằng Kyat thì nên thanh toán bằng đồng Kyat. Một điều nữa là khi mua bán, mọi thứ đều có thể mặc cả, hãy nghĩ trong đầu rằng luôn luôn mặc cả trong hầu hết các giao dịch, từ mua tour, thuê xe hay bất cứ thứ gì khác. Tất nhiên bạn nên đọc thêm các thông tin tiếp theo để biết giá như thế nào mà hợp lý để có cơ sở trả giá với họ ^^.

Chụp ở làng nổi Maing Thauk

Mùa du lịch ở Myanmar

Thời tiết ở Myanmar nhìn chung là khá nóng, nhưng giữa các mùa khác nhau sẽ có những khác biệt đáng kể. Bạn cần biết mùa nào là mùa du lịch và có những hoạt động gì để lên kế hoạch cho hợp lý. Chú ý là múi giờ Yangon chậm hơn so với Hà Nội là 30′ nhé.

Mùa du lịch cao điểm

Bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tầm tháng 2 năm sau, đây cũng là thời điểm mà tôi khuyên các bạn nhất quyết dành thời gian để đến Myanmar nhất. Vào trung tuần tháng 10 trời vẫn còn khá nóng, nhưng nhiệt đột sẽ giảm dần đến tháng 2 xuống còn hơn 20 độ C, trời đẹp và không có mưa mấy. Nhưng điều đáng nói hơn cả là vào mùa này ở Bagan họ sẽ có những tour du lịch bằng khinh khí cầu – ở đây gọi là Hot Air – Balloon. Hẳn bạn đã từng nhìn thấy những bức ảnh buổi bình minh Bagan với hàng trăm chiếc Air Balloon bay trên nền trời vàng rực, điều này sẽ không thể thấy nếu bạn đi vào mùa khác. Tốt nhất là nên đi vào tháng 11 trở ra vì tôi đi cuối tháng 10 mà số lượng Air Balloon nhìn thực sự vẫn chưa đã mắt. Đi vào mùa này thì cũng phải chấp nhận là giá tour, giá phòng nghỉ tăng cao, nhiều khi không đặt sớm sẽ không có phòng đẹp.

Mùa thấp điểm du lịch

Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là mùa mưa của Myanmar, mà đã mùa mưa thì đi chán ngắt ah. Cả chuyến đi tôi chỉ gặp đúng một cơn mưa ở Mandalay mà đã thấy buồn thui rồi vì chẳng làm được gì cả, cơn mưa thực sự nặng hạt và dai dẳng. Với những vùng đất thuộc miền núi, hay như ở Bagan trời mưa đường trở nên lầy lội, vì đường đất mà, rất khó di chuyển, và khó có cơ hội ngắm cái nắng vàng “đặc sản” của Burma.

Thời gian còn lại trong năm

Từ tháng 3 đến tháng 5 thời tiết ở Myanmar nóng kinh khủng, nhiệt độ ở Yangoon có thể lên đến 40 độ C. Ở những nơi có nhiều chùa mà bạn muốn thăm sẽ gặp phải cản trở là nền nhà nóng rất khó để đi chân trần lên. Nhưng dù sao đi mùa này khách du lịch ít, giá cả rẻ hơn cũng có lợi thế riêng của nó.

Hành lang huyền thoại

Đôi điều về đến và đi lại ở Myanmar

Tìm vé rẻ đi Việt Nam – Myanmar

Trước đây thì để đi du lịch Myanmar người Việt thường phải transit qua một nước thứ 3 như Thái hay Sing. Nhưng hiện tại thì có rất nhiều đường bay thẳng rồi, có cả từ Hà Nội lẫn Tp. Hồ Chí Minh luôn. Bay từ Tp. Hồ Chí Minh thường rẻ hơn so với bay từ Hà Nội.

Các đường bay thẳng hiện tại thì có Emirates và Vietnam Airlines, Nok Air, nhất là Emirates tôi thấy có nhiều đợt khuyến mại vé khứ hồi chỉ tầm 3tr VND, còn Vietnam Airlines vé thông thường từ 3-5tr/khứ hồi. Với Nok Air nếu bạn để ý họ cũng rất hay có khuyến mại, như trong đợt khuyến mại vừa rồi mà tôi có cập nhật trên blog, vé khứ hồi của họ chỉ tầm 3000Baht, tức là 2tr VND, quá rẻ phải không.

Lựa chọn transit ít nhất 1 chặng thì có rất nhiều hãng khác như Air Asia, Vietjet Air,.. Tất nhiên là giá thường sẽ đắt hơn và thời gian di chuyển lâu hơn, bất tiện. Nhưng tuỳ theo lịch trình và thời điểm, nhiều khi chịu khổ một chút vé lại rẻ hơn bay trực tiếp nếu đặt sát ngày quá, hoặc lịch trình của bạn không phải là đến Yangon trước mà đến Mandalay trước chẳng hạn, lúc đó bạn buộc phải bay 2 chặng để đến Myanmar thôi.

Cảm giác ngồi một mình trên một ngôi chùa vắng ngắm bình minh Bagan, thật khó tả...
Cảm giác ngồi một mình trên một ngôi chùa vắng ngắm bình minh Bagan, thật khó tả…

Đi lại ở Myanmar

Mặc dù còn nghèo nhưng giao thông ở Myanmar phát triển khá tốt nhất là các thành phố lớn, các dịch vụ vận tải cũng có đầy đủ. Do Myanmar rất rộng, là đất nước lớn nhất Đông Nam Á chỉ sau Indonesia nên đi lại bằng xe bus giữa các vùng phải mất tầm 6 tiếng trở lên. Bạn có thể lựa chọn máy bay bên cạnh xe bus đường dài chất lượng cao.

Máy bay: Thông thường nghe máy bay có vẻ là phương tiện xa xỉ, tiện lợi và nhanh nhất, nhưng ở Myanmar thì không phải vậy. Máy bay ở đây vẫn là loại cánh quạt ATR nhỏ tí xíu hệt như cái máy bay mà tôi bay của Vietnam Airlines đi Phú Yên hay Bình Định vậy, khó chịu và nóng nực. Ngồi trên cái máy bay này mà chắc là không nghĩ có lần thứ hai mình sẽ bước chân lên nó.

Một điều nữa cho việc đi máy bay ở Myanmar là nhiều chuyến nội địa sẽ không bay thẳng, mà họ còn đáp xuống 1 sân bay thứ 3 để đón khách, nhiều khi đi máy bay còn chậm hơn cả đi xe bus nữa. Nếu vẫn muốn đi máy bay thì bạn nên đặt qua agency sẽ có giá tốt hơn dù hiện giờ Myanmar đã có web để đặt vé online. Hoặc tham khảo hãng này giá khá ổn: www.gmairlines.com.

Bus: Bạn có thể đặt vé xe bus đi lại giữa các tỉnh thành phố ở Myanmar như Yangon, Bagan, Mandalay, Inle qua trang đặt trực tuyến là 12go.asia. Các hãng xe bus chất lượng cao ở Myanmar có JJ Express (xịn và nổi tiếng nhất), Elite và các hãng nhỏ hơn, chất lượng xe kém hơn. JJ thì quá tuyệt vời rồi tôi thấy còn xịn hơn rất nhiều các hãng xe ở những nước lân cận, có ghế ngồi rộng, ổ cắm sạc, màn hình xem phim và dịch vụ tốt.

Với JJ nếu bạn không đặt qua trung gian mà liên hệ trực tiếp với họ qua facebook ở đây thì giá sẽ tốt hơn nhiều, phương án khác là email cho họ qua địa chỉ: joyousjourney.express@gmail.com. Chi tiết các tuyến đường, chất lượng dịch vụ các hãng xe bus tôi sẽ viết trong một bài viết khác.

 

Ẩm thực, ăn uống ở Myanmar

Tương tự như các nước khác trong Đông Nam Á, bữa ăn truyền thống của Myanmar cũng có cơm, các loại thịt và rau xanh. Ngoài ra bún phở (noodle) cũng có nhiều loại để bạn lựa chọn, nổi tiếng nhất là món mỳ Shan (Shan noodle). Hương vị chính trong các món ăn của Myanmar thường là có vị cà ri kiểu Ấn (Burmese Curry) nhưng không đậm bằng, có lẽ miêu tả rõ nhất là vị của món Myanmar là sự kết hợp của vị Ấn và vị Thái (Thaifood).

Giá cả ăn uống ở Myanmar phải nói là khá rẻ, các nhà hàng của họ hầu như đều không phải thuộc hàng xa xỉ, tức là dân du lịch bụi như tôi và các bạn đều có thể tự tin vào và gọi món mà không phải ngại ngùng mấy. Các món ăn với giá chấp nhận được, trung bình từ 5000-1000Kyats là bạn đã có được một bữa ngon và no say rồi. Ấn tượng nhất với tôi có lẽ là suất cơm truyền thống của người dân bản địa, giá chung tầm 4000-6000 Kyat mà có đầy đủ cơm, 2-3 loại thịt (gồm pork: thịt lợn, chicken, beef), phải đến chục món rau cùng các phụ đi kèm. Ăn no căng bụng mà không hết, ăn xong họ còn đưa ra 2-3 món tráng miệng nữa. Bia của Myanmar cũng rất ngon và độc đáo.

Xem thêm: Kinh nghiệm đi lại ở Bangkok – Thái Lan

Tổng hợp các điểm tham quan, ăn ở khách sạn ở Myanmar

Thủ đô Yangon

Yangon (tên cũ Rangoon) thường là điểm đến đầu tiên của cuộc hành trình, trừ một số trường hợp có bạn đến Mandalay trước. Chuyến bay của tôi đến Yagon vào lúc 11h trưa và đến tối tầm 8h bắt xe bus đêm đi Bagan. Vì vậy tôi có một khoảng thời gian khá dài trong ngày để thăm thú Yangon. Từ sân bay vào thành phố phương án khả dĩ nhất là đi taxi, giá tầm 9000Kyat vì cũng khá xa. Đi theo nhóm bạn nên thuê nguyên ngày một chiếc taxi giá tuỳ vào số điểm bạn muốn đi, như tôi đi 3 điểm giá là 35,000 Kyat.

Các điểm bạn cân nhắc tham quan ở Yangon:

  • Chùa Vàng – Shwedagon: Một trong những ngôi chùa lớn nhất Myanmar, đẹp và hoành tráng nhất. Giá vé vào cửa: 8000 Kyat. Nên đến đây tầm chiều muộn trước hoàng hôn sẽ đẹp nhất và tránh được nền gạch nóng vì bạn sẽ phải bỏ giày dép ở ngoài.
  • Chùa Sule: vé vào 2000 Kyat, là ngôi chùa đẹp ở Yangon chỉ sau Shwedagon.
  • Chùa Phật nằm: Trong chùa có tượng phật nằm khổng lồ, tuy hơi nhỏ nhưng cũng là một nơi đáng xem. Miễn phí vé vào cửa.
  • Chợ Bogyoke: Chợ không mở vào thứ hai hàng tuần, cũng giống như kiểu chợ Bến Thành hay chợ Đồng Xuân của Việt Nam, nhiều sạp hàng, đồ lưu niệm, đồ ăn thức uống.

Ngoài ra những ai thích chụp ảnh đường phố thì nên lang thang một chút ở những góc phố nhỏ, trên đường hay các bến tàu xe, nhà ga. Đó là những nơi phản ánh rõ nhất cuộc sống của người dân Yangon.

Khách sạn ở Yangon bạn nên chọn khu trung tâm dễ đi lại, đặt trên Booking hoặc Agoda.

Cố đô Bagan

Khách sạn: Royal Bagan Hotel – Giá phòng 16$/đêm bao ăn sáng, đặt trên Booking hoặc Agoda.

Bagan có 3 khu chính là Old Bagan, New Bagan và Nyang U, ngoài ra bạn có thể mua tour đi thăm núi Popa. Đi từ bến xe vào khu Old Bagan mất tầm 10000Kyat tiền taxi, và sẽ có một trạm kiểm soát yêu cầu khách du lịch phải mua vé. Giá vé cho 5 ngày ở Bagan là 25000Kyat, quá chát, nghe đâu vẫn không phải mua nếu bạn trốn được. Nhưng bạn cần phải trao đổi với bên taxi của bạn trước là đi đường khác không qua trạm soát vé, hoặc tìm cách nào đó để đi vào, vì cái trạm này cách bến xe chỉ tầm 1km thôi và họ cũng không làm gắt gao quá đâu, không có barrier hay gì chắn cả.

Bagan khá nhỏ nên đi lại quanh khu vực này phương tiện phổ biến nhất là thuê xe máy điện – Electric Bike. Bạn có thể thuê ngay ở khách sạn hoặc các điểm chuyên cho thuê. Tôi thuê ở ngay gần khách sạn mình ở là Royal Bagan Hotel giá chỉ 6000Kyat/ngày. Thuê 2 chiếc có thể trả giá còn 5000-5500kyat/ngày/xe. Bạn nên dành ít nhất 2 ngày để tham quan Bagan.

Các điểm tham quan cần biết:

Khu Old Bagan: 

Đây là khu trung tâm của Bagan tập trung hầu hết những ngôi chùa cổ, nhà hàng và khách sạn. Thường dân tình cũng hay đặt khách sạn nghỉ ở đây. Những điểm tham quan ở Old Bagan:

  • Chùa Bulethi: Ngôi chùa chuyên để ngắm bình minh, nhưng tôi nhận thấy là ngắm ở đây chưa đã lắm vì chùa thấp, trước mặt có khá nhiều dây điện chằng chịt.
  • Chùa Shwesandaw: Chùa ngắm được cả hoàng hôn và bình minh với Air Balloon vì 4 mặt của chùa đều đẹp, chùa cao và hoành tráng. Nên đến chùa tầm 4 rưỡi – 5h sáng để lấy chỗ, buổi chiều cũng nên đến sớm một chút. Đây cũng là ngôi chùa gần như duy nhất họ kiểm tra vé vào khu Bagan của bạn (cái vé mua 25k Kyat ấy), nhưng bạn cứ bảo là bạn của bạn đang cầm vé rồi lảng đi, nhân viên soát vé họ cũng không nói gì đâu!
  • Chùa Ananda: Ngôi chùa nổi bật nhất Bagan vì được sơn sáng màu. Phía trong cũng có khá nhiều thứ để xem như các bảo vật, tượng phật tinh xảo, và cả những tác phẩm tranh ảnh nghệ thuật nữa.
  • Đền Dhammayangyi: Đây là ngôi đền lớn nhất Bagan mà nếu bạn ngắm bình minh ở Shwesandaw bạn sẽ thấy hướng mặt trời mọc ở rất gần ngôi chùa này. Chùa khá lớn nhưng cầu thang lên khá nhỏ.
  • Chùa Shwezigon: Ngôi chùa này cũng khá đẹp với gam màu vàng chủ đạo, nằm tách biệt với khu tập chung đền chùa ở Bagan. Tôi không vào trong chùa nhưng ở đây có bến sông và đặc biệt là hành lang dài với ánh nắng xiên rất đẹp để chụp ảnh.
  • Những chùa còn lại cân nhắc tham quan như ngôi chùa cao nhất Bagan Thatbyinnyu, đền Htilo Minlo, chùa Sulamani.

New Bagan và Nyang-U

Để đến New Bagan bạn phải đi qua Old Bagan, là nơi chủ yếu tập trung nhà nghỉ, khách sạn. Không có nhiều khách du lịch ở New Bagan, đường sá cũng vắng vẻ chứ không đông đúc như ở Old Bagan, có vẻ hơi buồn tẻ. Nyang-U thì tôi chưa đến nhưng có vẻ cũng không có gì đặc biệt lắm.

Núi Popa (Mt.Popa):

Cũng tương tự như Golden Rock, núi Popa này cũng không thực sự đặc sắc lắm mà chỉ là một ngôi chùa nằm trên đỉnh một ngọn núi. Để lên đến đỉnh núi bạn phải leo 777 bậc thang vòng quanh sườn núi. Nếu lang thang ở khu trung tâm Old Bagan bạn sẽ thấy khá nhiều tour hay taxi chở đi Mt.Popa, mất tầm 2h đồng hồ và giá vé tầm 10,000 Kyat/người.

Xem thêm: Ngắm và chụp ảnh thành phố Kuala Lumpur từ khách sạn Regalia

 

Mandalay

Mandalay là một thành phố lớn của Myanmar và diện tích khá rộng, các điểm tham quan thì cách xa nhau, nằm rải rác tứ phía quanh trung tâm thành phố. Tuy vậy thì so với Bagan hay Inle thì Mandalay tôi thấy không đặc sắc lắm ngoại trừ điểm nhất là cầu Ubein nổi tiếng. Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể chỉ cần bỏ 1 ngày ở Mandalay cũng được, chỉ đi những điểm chính như cầu Ubein, Lang Inwa, làng Mingun và Mandalay Hill bỏ qua những điểm phụ khác vì không đặc sắc lắm.

Đi từ bến xe Mandalay vào thành phố bạn có thể đi taxi hoặc xe ôm, giá xe ôm tầm 2500-3000Kyat, taxi tầm 5000-6000Kyat. Tôi đi xe ôm vào thành phố và thuê xe máy 1 ngày 10000Kyat, tự đổ xăng. Nếu đi từ 1-2 người bạn có thể thuê xe ôm cả ngày với giá 16000Kyat/xe, tự lựa chọn điểm đi và đỡ mệt hơn. Còn nếu đi nhóm đông bạn nên thuê taxi bao trọn ngày giá tầm 60k-70k Kyat thuê ngay ở bến xe. Các điểm tham quan ở Mandalay:

  • Cầu Ubein: Cây cầu gỗ dài nhất thế giới và là địa điểm chốt chặn để đón bình minh hoặc ngắm hoàng hôn.
  • Làng Inwa: Cách cầu Ubein khoảng 5km về phía nam, để đi sang làng này cần phải đi thuyền qua sông mất tầm 5′ với giá vé 1200 kyat khứ hồi. Sang đến làng thì phương tiện duy nhất là xe ngựa, giá 10000Kyat chở quanh làng trong vòng 2h thăm 4 điểm. Có 2 điểm phải mất tiền nhưng tôi chỉ đi quanh mà không mua vé vào bên trong. Chạy xe ngựa quanh làng cũng là một cái thú rất riêng.
  • Làng Mingun: Để sang làng này có hai cách là đi tàu hoặc đi đường bộ bằng taxi/xe ôm. Nhưng đường bộ phải đi vòng nên sẽ rất xa, rồi lại phải vòng lại nhưng tiện hơn vì chủ động được thời gian. Nếu đi tàu bạn chú ý 1 ngày chỉ có duy nhất 1 chuyến từ bến Myan Gyan Jetty sang làng Mingun lúc 9h sáng, giá vé 5000 kyat, chuyến quay về lúc 1h chiều. Thời gian đi tàu là 45′.
    Điểm nổi bật ở Mingun là chùa trắng Hsinbyume Paya độc đáo, tiếp theo là chùa Pahtodawgyi còn xây dang dở vì bị động đất, quả chuông lớn thứ 2 thế giới Mingun Bell, và bức tượng mông sư tử.
  • Hoàng cung Mandalay: Nằm ở chính giữa trung tâm thành phố, trên bản đồ là hình vuông to đùng nằm giữa trung tâm giống như khu Old Town mà nếu bạn nào đi Chiang Mai sẽ biết. Hoàng cung là một khu phức hợp khổng lồ, giá vé vào cửa 10,000Kyat.
  • Mandalay Hill hay còn gọi là đồi Mandalay, lên đỉnh đồi để thăm ngôi chùa Sutaungpyae Paya, ngắm toàn bộ thành phố từ trên cao.

Ngoài ra còn khá nhiều chùa, đền khác nếu có thời gian bạn có thể tham quan như chùa Kuthodaw, chùa Mahamuni, tu viện Mahagandayon hay các xưởng thủ công mỹ nghệ khác.

Khách sạn ở Mandalay: nên đặt qua Booking hoặc Agoda và chọn trong khu trung tâm gần Hoàng cung Mandalay, đầy đủ dịch vụ hàng quán hơn.

 

Hồ Inle – Inle Lake

Hồ Inle là một hồ rất rộng mà khi đi thuyền trên đó tôi có cảm giác mình mình đang lang thang giữa biển vậy. Trời xanh mây trắng với những rặng núi thấp thoáng phía xa, nước biển xanh biếc một màu cùng với không khí trong lành tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ mà tôi muốn ở mãi nơi này thôi.

Phí vào khu vực hồ Inle là 12,500 kyat, họ thu tại trạm kiểm tra đường đi đi vào Nyaung Shwe, nhân viên sẽ lên xe bus thu trực tiếp. Do họ chỉ thu khách du lịch nên tây balo là bị đóng hết, một số khách du lịch châu Á nhìn giống với dân Myanmar rất có thẻ sẽ bị bỏ sót (giống như tôi chẳng hạn ˆˆ).

Inle có khí hậu kiểu núi cao như Sapa, Đà Lạt của Việt Nam, quỹ thời gian ở đây nên ít nhất là 2 ngày, 1 ngày để đi thuyền trên hồ và một ngày đạp xe thăm thú Nyaung Shwe, các đền chùa tu viện và đi vườn nho sản xuất rượu vang. Các hoạt động nên tham gia ở Inle:

Mua tour đi thuyền trên hồ Inle

Tour đi thuyền trên hồ cũng tương tự như đi chợ nổi ở Bangkok hay chợ nổi miền Tây, đó là mình thuê riêng một chiếc thuyền đi các điểm trong lịch trình, mỗi điểm là một bến sông (hồ) với những đặc trưng khác nhau.

Ngay vừa xuống xe bus hẳn bạn sẽ gặp một vài người lái thuyền mồi chài rồi, hoặc bạn có thể ra bến tàu để mua tour. Tôi đi thuyền của bác Zaw Liwn cực kỳ ưng ý, bác gặp tôi ngay tại bến xe và giới thiệu, giá cả phải chăng (thực ra là giá chung): 15000Kyat full tour cả ngày, thích đi từ sáng sớm đến tối muộn cũng được luôn, đi bao nhiêu điểm tuỳ thích. Duy nhất có Indein là điểm đặc biệt không có trong tour, nếu muốn đi thêm Indein bạn phải trả thêm 2000Kyat. Tất nhiên Indein là một điểm rất đáng đi nên thêm phí như vậy không vấn đề gì cả. Số của bác Zaw Liwn là 0936 345 748, bạn có thể gọi hoặc nhắn tin trước cho bác ấy đặt tour.

Bạn sẽ được trải nghiệm những gì qua tour đi hồ Inle?

  • Tận hưởng thế giới tự do giữa mênh mông trời biển!
  • Xem những nghệ nhân Fisherman biểu diễn tuyệt chiêu bắt cá bằng 1 chân, đặc biệt là lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Bạn nhớ căn giờ để nhắc nhở boat driver đưa bạn đến giữa lòng hồ kịp ngắm hoàng hôn.
  • Thăm chợ nổi hồ Inle, nhưng chợ họp luân phiên ở các địa điểm khác nhau nên nếu may mắn bạn sẽ được xem. Lịch họp chợ bạn xem ở đây.
  • Điểm sản xuất đồ bạc, xem họ chế tác, nung bạc và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh là chợ địa phương và chợ đồ lưu niệm, một ngôi chùa ở đối diện.
  • Indein: là địa điểm nổi bật nhất của tour, nơi bạn sẽ được đi thăm khu phức hợp gồm hàng nghìn ngôi đền chùa nằm san sát nhau (hình như gọi là stupa cổ).
  • Thăm tu viện Nga Phe Kyaung và chùa Phaung Daw Oo, đặc biệt là tu viện với khung cảnh thanh tịnh, những cây cầu gỗ bắc qua hồ và lối kiến trúc theo hơi hướng Trung Hoa.
  • Vườn cà chua và những cây cầu dài bắc qua làn nước xanh ngắt, những ngôi nhà nổi và những quán cafe giữa không gian như thiên đường. Đây chính là nơi đi làng Maing Thauk bằng đường sông nước.

 Khám phá Nyaung Shwe:

  • Chợ trung tâm Nyaung Shwe – Mingalar: Chợ khá lớn bao gồm nhiều gian hàng bán đủ thứ từ đồ tươi sống, đồ khô,.. trải nghiệm cuộc sống người dân Inle.
  • Tu viện Shwe Yan Pyay: nằm ngay khu soát vé vào Inle, tu viện này nổi bật là những ô cửa hình ô van dọc, nhất là hình ảnh những chú sư tiểu nhỏ tuổi ngồi bên cửa sổ cảm giác đang ngắm nhìn một nơi thanh tịnh xa xôi nơi đất phật.
  • Red Mountain Estate: Vườn nho bạt ngàn và xanh mướt trên đồi cao, cùng với những ly rượu vang nho hảo hạng chiết xuất từ chính những quả nho tuyển chọn, ngồi và ngắm hoàng hôn là mục đích tôi đến đây.

Ngoài ra nếu ở Inle lâu hơn bạn có thể đi những điểm cách xa trung tâm như động Payana hoặc Kakku, tương tự như Indein với rất nhiều stupa nhỏ. Đi những điểm này bạn nên thuê taxi đi theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Khách sạn tôi nghỉ ở Inle: Manaw Thukha Hotel – Giá phòng 16$/đêm bao ăn sáng.

 

 

 

View this post on Instagram

 

 

A post shared by TRAVELPX (@anletravel) on

Lịch trình tóm tắt chuyến đi Myanmar 7 ngày 6 đêm

Lịch trình 7 ngày của tôi ở Myanmar chạy theo vòng tròn như sau: Yangon – Bagan – Mandalay – Inle – Yangon:

Ngày 1 – Yangon:

Chuyến bay của tôi đáp xuống sân bay Yangon lúc 11h trưa, làm thủ tục, đổi tiền xong thuê một chiếc taxi trọn gói trong ngày đi 3 điểm ở Yangon, share tiền với 2 bạn khác. Taxi chở đi chợ trung tâm, chùa Shwedagon, chùa phật nằm và cuối cùng chở ra bến xe đi Bagan lúc 8h tối bằng bus của JJ.

Ngày 2 – Bagan:

5h sáng xe đến Bagan, thuê taxi chạy vội vàng đến chùa Bulethi ngắm bình minh, cũng share tiền với một bác người Malaysia, kết bạn làm bạn đồng hành ngày hôm đó luôn. Rời chùa Bulethi tôi về check-in khách sạn Royal Bagan Hotel, tắm rửa rồi thuê xe điện chạy quanh khu Old Bagan.

Ăn trưa quán ăn Ấn ở gần khách sạn, buổi chiều chạy xe thăm chùa Ananda và một số chùa gần đó, Đền Dhammayangyi,.. Buổi chiều muộn ra chùa Shwesandaw lấy chỗ sớm để ngắm hoàng hôn.

Ngày 3 – Bagan:

Dậy từ 4h sáng chuẩn bị lên đường đến chùa Shwesandaw ngắm bình minh. Khoảng 8h rời chùa về khách sạn ăn sáng, thu dọn hành lý check – out khách sạn, gửi đồ và lấy xe điện đi lang thang tiếp.

Đến chùa Shwezigon, ngắm cuộc sống quanh con sông Ayeyarwady, rồi chụp ảnh ở hành lang huyền thoại gần chùa Shwezion. Buổi trưa ăn món truyền thống cơm Myanmar ở quán Golden Myanmar. Tiếp tục lang thang những cánh đồng cỏ cháy, xem người ta chăn bò, rồi khám phá những ngôi chùa lạ chưa có trên Guide book. Cuối buổi đón hoàng hôn ở chùa Ta Wet Hpaya rồi về đi xe bus của Shwe Man Thu tới Mandalay, nhà xe có đưa đón tại khách sạn.

Ngày 4 – Mandalay:

Tầm 3 rưỡi sáng xe đã đến Mandalay, đi xe ôm vào thành phố để thuê xe máy rồi vòng xuống đón bình minh cầu Ubein. Tầm 8am thì mưa to buộc phải trú trong một quán ăn gần cầu đến 12pm trưa, rồi quay trở lại đi thuyền sang Mingun. Đến nơi mới biết chỉ có 1 chuyến trong ngày, đành đổi lịch chạy lên Mandalay Hill. Đến 3pm thì chạy xuống làng Inwa chơi đến 5pm, quay trở lại ngắm hoàng hôn cầu Ubein. 7h tối quay trở lại trung tâm thành phố ăn ở nhà hàng Golden Duck rồi trả xe, đi xe ôm ra bến xe đi Inle lúc 10pm.

Ngày 5 – Inle Lake

5h30 xe bus của JJ mới đến Inle, đi bộ về khách sạn Manaw Thukha Hotel gần đó rồi ra đi tour hồ Inle luôn. Thuyền chạy qua các điểm như làng thủ công mỹ nghệ, Indein, tu viện Nga Phe Kyaung, làng nổi Maing Thauk. Cuối buổi chụp hoàng hôn cùng các fisherman. Buổi tối lang thang ăn uống quanh Nyaung Shwe.

Ngày 6 – Inle Lake

Sáng sớm dậy lấy xe đạp chạy quanh Nyaung Shwe, chụp ảnh khu chợ trung tâm Mingalar sau đó về khách sạn ăn sáng. Sau đó đến thăm tu viện Shwe Yan Pyay rồi quay về ăn trưa ở nhà hàng Dim Sum gần khách sạn. Trả phòng chiều quay trở lại Shwe Yan Pyay để săn ảnh các chú tiểu nhưng không thành công lắm. Tầm 3h đạp xe lên Red Mountain Estate ngồi thưởng ngoạn rượu vang và ngắm hoàng hôn. 5h30 chạy về khách sạn lấy đồ rồi ra bến xe JJ đi bus về Yangon.

Ngày 7 – Yangon

Tầm 5h xe đến Yangon, đi xe ôm đến ga tàu để lang thang chụp ảnh. Từ ga tàu đi bộ ra sân bay gần đó, trên đường ăn sáng trong một quán dành cho người bản địa, thăm thú cuộc sống thường nhật người Myanmar. 11h lên máy bay tạm biệt Yangon.

Tổng kết chuyến đi – Ấn tượng và chi phí

Chuyến đi thiệt hại khá nhiều, nhất là vỡ mất cái filter BW của lens máy ảnh 1.5 củ ngay từ lúc vào chợ ở Yangon, buồn mất 5′ :(. Nhưng dù sao thì những bù đắp về tinh thần vì được thưởng ngoạn cảnh đẹp, được sống một tuần với tâm trạng thư thái và cái háo hức khám phá những điều mới lạ cũng đỡ đi nhiều.

Ấn tượng gì với chuyến đi?

Ở Yangon thì ấn tượng với những quán ăn vỉa hè, bữa sáng độc đáo và no căng bụng chỉ hết có 1,200Kyat, ở một quán ven đường mà chỉ có đi đi sâu vào những ngõ ngách mới thấy, được bonus thêm nụ cười toả nắng của 3 anh em cu cậu phục vụ quán ăn. Ở Bagan không phải là hình ảnh hùng vĩ của những khinh khí cầu bay lên, mà là cảm giác được leo lên một ngôi chùa nho nhỏ vắng người, lặng nhìn hoàng hôn vàng óng từ từ như thời gian đang chầm chậm trôi. Ở Mandalay là cảm nhận về một buổi sáng lạnh lẽo ở cầu Ubein, hình ảnh một người khách du lịch đứng trên cầu và đưa chiếc máy ảnh lên muốn kiếm tìm một điều gì đó xa xăm. Hay Inle là cuộc sống thiên đường, tôi yêu cuộc sống, phong cảnh, không khí và mọi thứ nơi đây, từ sông nước đến núi non, những con người, bác lái thuyền và con người ở đó…

Tất tần tật kinh phí cho chuyến đi tính theo Kyat, riêng vé máy bay tính theo VND:

  • Vé máy bay: 2.5tr – mua được vé rẻ Nok Air
  • Chi phí xe bus đi lại giữa các thành phố: Bus Yangon – Bagan: 27000; Bagan – Mandalay: 11,684; Mandalay – Inle: 17,615; Inle – Yangon: 27,700, tổng: 84,000Kyat
  • Đi lại trong thành phố (taxi, thuê xe máy, xe điện, xe ôm, tàu thuyền): 65,000 Kyat
  • Khách sạn: 35,520 Kyat
  • Ăn uống: 45,000 Kyat
  • Linh tinh các thứ khác: 80,000 Kyat (mất vé vào Bagan 25k Kyat mà không mất vé vào Inle 12.5k Kyat).

Tổng chi phí không bao gồm vé máy bay: 264,500 Kyat ~ 5.5tr VND. Tổng chi phí chuyến đi: ~8tr VND.

Tất cả những góc ảnh hay địa điểm bạn nào cần tư vấn hoặc chỉ đường đi xin mời comment hoặc inbox kín nhé ^^!

Các bài ký sự về chuyến đi:

About the author

Là một người thích du lịch, nhiếp ảnh, đam mê trải nghiệm các khách sạn và resort đẹp, đặc biệt là Maldives.
54 Responses
  1. Giang Tạ

    Không hiểu sao mình cũng tính tiền như bạn mà chi phí ngoại trừ máy bay cho 5 ngày, bỏ qua Mandalay đã là 5 triệu rồi. 😀 Mà tỉ giá hiện tại còn tốt hơn ấy.

    1. Úi tỷ giá giờ còn thấp hơn nữa cơ ah tầm bao nhiêu rồi hả bạn. Mình đi thì thực ra chỉ mất đúng 2 đêm là ngủ hostel thôi còn lại đều ngủ trên xe bus hết, mà bỏ tiền vé máy bay ra mình cũng hết có tầm 5 tr thôi mà.

  2. Trần Thái Thượng

    Mình cũng đang dự định đi bụi Miến Điện một chuyến nhưng vì do đây là lần du lịch bụi đầu tiên nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và thắc mắc mong bạn giải đáp giúp:
    – Mình thấy bên đó trước kia từng là thuộc địa của Anh nhưng không biết người dân bên đó nói tiếng Anh có tốt không để còn mua bán hay yêu cầu các dịch vụ hay vì nhỡ chẳng may lạc thì còn hỏi được đường về?
    – Theo bạn thì đi vào tháng 9 dương thời tiết khí hậu hay dịch vụ có phù hợp không vì tháng đó công việc của mình nhàn hơn mới xin nghỉ lâu được (ở trên bạn có viết là tháng này hay có mưa nhưng chắc nó cũng không đến mỗi mưa tầm tã nhiều ngày liền chứ), với cả tháng 9-2017 này Vietjetair mới khai trương đường bay thẳng Nội Bài – Yangon nên giá vé máy bay khứ hồi chỉ tầm hơn 2 triệu một chút thôi?
    – Đi cả Yangon, Bagan, Mandalay với Inle thì với một người mới như mình, thiếu kinh nghiệm nên đi bao nhiêu ngày thì phù hợp?
    – Mình có rủ bạn bè đi cùng nhưng tụi nó không được nghỉ lâu nên toàn từ chối với cả bọn nó sợ đi ra nước ngoài mà không biết tiếng bản địa sẽ rất khó (các bạn ấy muốn đi tour nhưng mình thấy đi tour thì mắc hơn, hơn nữa không được đi theo ý thích, tự khám phá, tự lập lịch trình, tự lên lịch, đặt vé, thuê phòng…) nên có thể mình sẽ phải đi một mình. Bạn đã từng trải nhiều chuyến du lịch bụi rồi hãy cho mình một lời khuyên là với người lần đầu đi du lịch bụi mình có nên đến Miến Điện một mình không?
    Mình cảm ơn trước nhé.

    1. 1. Người dân ở đó nói tiếng Anh ok nhé bạn, ít nhất đảm bảo cho bạn nhu cầu về tìm đường.
      2. Mình đi tháng 10 và trời rất đẹp nhé.
      3. Bạn đi tầm 7 ngày là ok nhé.
      3. Mình thấy Miến Điện rất an toàn, thanh bình và chi phí rất rẻ, đi một mình không phải là một trở ngại đáng kể bạn ah. Bạn mình cũng mới đi Burma, lần đầu tiên xuất ngoại một mình và chọn đất nước này, hoàn toàn hài lòng bạn nhé.

  3. Cao Son

    Cám ơn bạn An Le đã post chuyến du lịch kỳ thú lần đầu của bạn ở Myanmar, bài viết rất đặc sắc và chi tiết có thể dùng làm
    Cẩm Nang để tham khảo khi du lịch Myanmar cho dù là đi một mình hay theo theo tour. Rất cám ơn bạn, nhân đây tôi muốn
    hỏi bạn là tôi dự trù copy y chang cái tríp của bạn vào trung tuần tháng 7/2017. Vì thời gian chưa đi vào chi tiet được nên
    không thể book hotels và xe bus cho các nơi sẽ đến . Vậy khi sang đó rồi mình sẽ tìm hotels có được không và xe bus JJ hay Elite….có còn chổ không. Một lần nửa xin cám ơn về những thông tin quý giá của chuyến du lịch Myanmar này của bạn và
    chúc bạn luôn vui khỏe, thân tâm thường an lạc.

    1. Bạn ơi bạn nên book mọi thứ ở nhà nhé chứ đừng nên sang đó mới đặt là hết chỗ đấy. Trừ khi bạn đi dài ngày rảnh rang thì mới nên làm như vậy.

  4. Cao Son

    Cám ơn AnLe đã trả lời thật là nhanh, cho mình hỏi thêm nếu book từ nhà hotels và JJ, Elite bus…theo nhủ những web site
    mà bạn đã đề cập trong bài thì họ có thu tiền mình khi book không, trả bằng credit card, hay là mình sẽ thanh toán bằng tiền
    mặt khi check in hotels và bus ở Myanmar…Thành thật cám ơn

  5. Mai Thanh Ha

    Dear An Le,

    Cảm ơn bạn rất nhiều vì những chia sẻ của bạn. Gia đình mình gồm 6 người:4 người lớn, 2 trẻ em đã đặt vé đi Myanmar từ ngày 18 đến 25 tháng 7/2017.

    Mình chưa đặt khách sạn qua agoda bao giờ, vừa rồi vào thử thì họ đòi thanh toán ngay nên mình hơi ngại. Ban co the vui long tu van cho minh khong?

    Xin cám ơn nhiều!

    1. Thanh toán ngay qua Agoda thực ra cũng không vấn đề gì phải lo lắng lắm bạn ah, vì họ là 1 trong những website đặt phòng uy tín hàng đầu thế giới. Nếu bạn ngại thanh toán luôn thì có thể đặt qua Booking.com thay thế nhé, mình cũng thích Booking hơn Agoda.

  6. MinDuk

    Nhóm mình 4 người đi Myanmar từ 31/8- 04/9, tranh thủ nghỉ lễ đi được 5 ngày. Tụi mình dự kiến là must đi Bagan, còn Mandalay với hồ Inle phân vân quá không biết đi đâu, nếu đi luôn cả 2 điểm thì rất vội vã không tận hưởng được hết từng địa điểm. Bạn có thể gợi ý cho tụi mình là Mandalay với hồ Inle nên đi đâu được không, nhóm tụi mình rất mê chụp ảnh và trải nghiệm văn hóa. Cảm ơn AnLe nhiều

    1. Tất nhiên là Inle rồi bạn ơi, mình chưa viết bài về Inle nhỉ, tuyệt vời bạn ah, còn Mandalay nó xô bồ phố xá quá, dù rằng cầu Ubein cũng rất tuyệt. Ở Inle như một xứ thiên đường yên bình, giống như một Sapa hay Đà Lạt của Việt Nam nhưng lại rất nhiều nét văn hoá cả Á và Âu cùng vô vàn thứ để khám phá. Chắc mình phải viết bài về Inle sớm thôi!

      1. MinDuk

        Vậy viết nhanh lên cho tụi mình tham khảo với. Mình cũng thấy Inle có nhiều cái hay, đi tour 1 ngày tham quanhoof chắc hấp dẫn hơn nhiều. Đặt gạch hóng bào viết “Phần 5: Inle – Cuộc sống tươi đẹp”

      2. MinDuk

        Mình cũng thấy Inle hấp dẫn hơn nhiều, có nhiều cái mới, hấp dẫn hơn. Đi tour tham quan hồ chắc ok. Đặt gạch hóng bài viết ” Phần 5: Inle – Cuộc sống tươi đẹp”. Mình tham khảo trên mạng bào viết chi tiết về Inle khá ít

  7. Trần Thái Thượng

    Chào bạn!
    Mình đã đặt vé máy bay đi Myanmar đầu tháng 9 này, di chuyển giữa các địa điểm mình đều dự định là đi xe bus đêm cho tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thuê phòng. Tuy vậy, mình thấy chặng Bagan – Mandalay khá ngắn ( đi mất khoảng 5-6tiếng) và hãng JJ Express không tổ chức chặng này. Mình có tham khảo trên internet thì mọi người bảo đều đến Bagan xong nhờ khách sạn đặt hộ vé cho mình. Mình hơi băn khoăn là liệu có hãng xe bus nào chạy đêm chặng này không vì nếu mất một buổi ban ngày ngồi trên xe thì mình thấy hơi tiếc vì lịch trình của mình chỉ có một tuần cho chuyến du lịch này. Mong bạn giải đáp giúp để mình còn quyết định đặt khách sạn vì nếu di chuyển ban ngày thì mình phải đặt khách sạn thêm một đêm nữa.
    À, nếu mà bắt buộc phải chạy ban ngày chặng Bagan-Mandalay thì nên ở lại Bagan nhiều hơn hay nên bỏ thêm thời gian ở Mandalay (mình dự định đi mỗi địa điểm khoảng 2 ngày nên nếu ở đâu ít thú vị hơn thì mình sẽ đặt xe bus chạy vào ngày dự định của địa điểm đó)? Mình đọc trên mạng thấy mọi người cũng chia sẻ nhiều nơi khá đẹp ở Mandalay nhưng đọc bài của bạn thì lại thấy ở đó không có gì hấp dẫn lắm nên mình hơi băn khoăn một chút.

    1. Trong chuyến đi của mình mình đi bus đêm chặng Bagan – Mandalay mà bạn, xe bus hơi lởm một chút nhưng cũng tạm được, không có điều hoà, cửa kính mở, đón tận nơi ở khách sạn trong Bagan. Giờ đến Mandalay là 3h sáng, rồi tự đi taxi hoặc xe ôm về khách sạn mà bạn đã đặt trước. Bạn nên dành thời gian ở Mandalay ít hơn nhé, theo mình là vậy :).

  8. Kun

    Hi bạn AnLe,

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích về chuyến đi. Mình thấy bạn có đề cập đến việc checkout khách sạn rồi gởi hành lý để vi vu la cà. Vậy mình gửi là gửi nhờ hành lý ở khách sạn, rồi sau quay về lấy hay có dịch vụ gửi hành lý theo giờ hả bạn? Vì nếu đì bus đêm thì khoảng thời gian sau khi checkout tới tối mình đang băn khoăn không biết phải xử lý như nào với đống hành lý.

    1. Thông thường hầu hết các khách sạn đều cho bạn gửi hành lý miễn phí nhé, ví dụ như bạn đến sớm chưa đến giờ check in, hoặc check out mà chưa đến giờ ra tàu, sân bay, gửi vài ba tiếng là ok.

  9. Kieu

    Chào em,

    Chị sẽ đi Myanmar từ 18-22/8. Chỉ 5 ngày nhưng chị muốn đi hết cả Bagan, Madalay và hồ Inle luôn. Đi vậy có mệt lắm không em? Nếu đi được 2 trong 3 nơi thì chị nên đi chỗ nào? Cảm ơn em.

  10. Loan

    Chào em! Bài viết của em thật chi tiết, hữu ích. Chị dự định đi Myanmar với lịch trình 8 ngày vào tháng 12 tới. Theo em với 1 ngày nhiều hơn lịch trình của em chị nên đi thẻm điểm nào hoặc giành cho điểm nào nhiều thời gian hơn? Tiếng Anh của chị ko tốt liệu tự đi có gặp trở ngại gì ko? Cảm ơn em!

    1. Hi chị, nếu chị có thêm 1 ngày thì chị có thể dành cho Mandalay nhé. Tiếng Anh không tốt thì chỉ gặp đôi chút khó khăn về giao tiếp, nhưng nếu nói được cơ bản thì cũng không vấn đề gì đâu ạ.

      1. Lê Thanh

        Chào An Le,

        Sắp tới mình đi Myanmar mà thông tin thì mông lung quá. Bạn có thể cho mình facebook của bạn để mình tìm hiểu thêm thông tin được không?
        Cảm ơn bạn!

  11. Ho Thanh Tuan

    Chào Anle,
    Mình có kế hoạch đi vào tháng 10 này cho chuyến đi 4 ngày Hanoi – Yangon ( Thứ 5 đi, chủ nhật về). Mình chỉ định ở Yangon thôi, vì mình muốn khám phá cuộc sống cũng như chụp hình ở đó. Nhưng khi đọc qua chuyến đi của bạn mình thấy có thể đi Bagon, nhưng nếu đi vậy cũng khá là cập rập, hầu như ngủ trên xe…,hơi băn khoăn vì đi cùng bà xã. Anle có thể cho mình lời khuyên, hoặc một lịch trình hợp lý ở xung quanh Yangon chẳng hạn để tận dụng được thời gian 4 ngày này ko. Cám ơn Anle nhiều

    1. Thực ra thì ở Yangon không có nhiều điểm vui chơi hay khám phá gì mấy bạn ah, bạn đi 1 ngày là cũng thấy chán rồi. Mình nghĩ với lịch trình 2 ngày ở Yangon và 2 ngày ở Bagan là ổn đó. Bạn có thể xem bài về Yangon để tham khảo thêm nhé, đúng là mình không thể nghĩ ra được lịch trình 4 ngày chỉ ở Yangon, bạn có thể nghỉ dưỡng ở 1 khách sạn ổn một chút, thưởng thức cafe để du lịch chậm ở Yangon cũng được.

  12. Vi

    Chào bạn,
    Tháng 12 sắp tới, mình cùng nhóm bạn gồm 7 người đi du lịch Myanmar 6 ngày, 5 đêm (từ 18/12 đến 23/12). Do là lần đầu tụi mình đi Myanmar nên không biết nên đi mấy ngày. Book vé xong mới thấy tiếc nuối vì đi ít ngày quá. Mình đọc comments thấy bạn khuyên nên bỏ qua Mandalay nếu đi ít ngày. Vậy cho mình hỏi là với thời gian của tụi mình như vậy thì nên dành đi những địa điểm nào và dành bao nhiêu ngày vậy? Cảm ơn bạn rất nhiều

    1. 6 ngày 5 đêm bạn cứ theo lịch trình của mình đó, số ngày ít hơn bạn cứ trừ vào số ngày ở Mandalay thôi.

    2. Vi

      Cảm ơn bạn đã tư vấn nhé! Cho mình hỏi thêm một vấn đề nữa. Nhóm mình đã thay đổi lịch trình là 7 ngày 6 đêm và đi qua các địa điểm giống như hành trình của bạn. Tuy nhiên, 1 số bạn nữ không muốn nghỉ ngơi trên xe bus vào ban đêm nhiều quá và muốn nghỉ tối ở khách sạn nhiều hơn. Vậy bạn có thể tư vấn cho mình là có tuyến xe bus nào có giờ chạy vào buổi sáng từ Bagan đến Mandalay và từ Mandalay tới Inle không ạ? Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều

  13. Nguyệt

    Chào AnLe,
    cho mình hỏi, liệu mình đi 5 ngày 4 đêm (bay đến Yangoon), thì có thể đi cả Bagan và hồ Inle được không nhỉ?
    hay là chỉ đủ time đi Bagan thôi ?

    1. Cũng hơi gấp bạn ah, vì như vậy ngày đầu tiên bạn đến Yangon, chỉ ở được Bagan 2 ngày và Inle 1 ngày, ngày cuối cùng bạn phải quay về Yangon để bay về VN rồi.

  14. Phương Hoa

    Anh ơi, cho em xin chỗ đặt vé bus các chặng ở Myanmar với ạ. Với lại em chỉ dành được 1 ngày ở Bagan, 1 ngày ở Mandalay, a có khách snaj nào cho phép tính theo giờ nghỉ không ạ? Vì mình không ở lại đêm í, nếu thuê cả đêm thì hơi phí. Em cảm ơn anh

  15. MikyMInh

    Đọc bài viết của b mà mình muốn đi quá :p Bản thân mình rất thích nét cổ, hoang dã của myamar nhưng vẫn đang phân vân đôi chút k dám đi bụi, vì chỉ có 2 đứa con gái, tiếng anh cũng k quá tốt 🙁

    1. Có “2 đứa con gái” là quá ok rồi bạn ơi, sang Myanmar rất an toàn không phải lo nhiều như kiểu mấy nước đạo hồi Malay hay Indo.

  16. Hoàng Tùng

    Chào bạn An Le,
    Trước tiên mình rất cám ơn bạn đã chia sẻ những thông tin về chuyến du lịch trên, nhóm mình có dự định đi với quỹ thời gian là 4 ngày, vậy bạn có thể tư vấn giúp mình nên đi điểm nào và bỏ điểm nào ko? tks bạn nhiều

    1. 4 ngày thì mình nghĩ chỉ nên đi Yangon và thêm Bagan thôi bạn ah. Hoặc bạn có thể đi Mandalay + Bagan, bay khứ hồi từ VN qua Mandalay.

  17. Hue Thanh

    Chào bạn Anle1
    Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin về chuyến đi, mình có dự định đi 7 ngày vào tháng 2 tới nhưng đi vào tết âm lịch, không biết bên đo họ có đón tết âm như Việt Nam mình không ạ?

  18. Tuấn Anh

    Chào em, anh muốn cho cha mẹ anh đi chơi Myanmar, em cho hỏi phương tiện, thời gian di chuyển giữa các địa điểm như nào là hợp lý cho người già?

  19. Lê Tuấn Anh

    Mình thấy đi tour lịch trình gấp gáp, và nhà mình tính đi vãn cảnh chùa và lễ Phật là chính, không muốn đi tham quan mấy cái điểm như bên tour họ sắp đặt nên tính tự đi để theo ý mình.

  20. Thuy Ngo

    Bài rất chi tiết, mà Anle tư vấn từng case thật có tâm, cám ơn bạn.
    Thời điểm này, mình định đi 14 ngày, xuất phát đến Mandalay trước, sau đi chuyển dần về phía nam, đến Yangon là bay về lại. Hành trình này có vẻ ổn , phải ko bạn ?

    1. Được bạn ah, bạn cứ theo lịch thuận tiện nhất với bạn và chi phí hợp lý mà triển khai thôi. Rất nhiều người không bay đến Yangon mà bay đến Mandalay trước, hoàn toàn bình thường.

  21. Chi Sy

    Cám ơn bài viết chi tiết của bạn , mình sẽ đi Myamar theo chi tiết và lịch trình này vào dịp tết nguyên đán Canh Tý

  22. Thuy Smiley

    Ảnh đẹp và review có tâm quá, dễ đọc và follow
    Bạn chụp bằng máy gì vậy?
    Thank you 🙂

Leave a Reply

Proceed Booking

error: Content is protected !!