Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Already a member?

Login
0968 930 872 Info@travelpx.net

Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Already a member?

Login

Lời khuyên cơ bản cho người bắt đầu chụp phong cảnh

Phàm là những người yêu phượt nghĩa là họ đều có chung một niềm đam mê là muốn khám phá mọi thứ, đến những vùng đất lạ và phong cảnh đẹp để được ngắm nhìn và đắm chìm trong nó. Ban đầu chỉ đơn giản là vậy, nhưng dần dà họ sẽ nảy sinh nhu cầu muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp, cảnh vật ở những nơi mà mình đã đi qua. Rồi họ ai nấy đều tự sắm cho mình một cái máy ảnh, ống kính để thực hiện ham muốn đó. Tất nhiên là ai chụp ảnh mà không muốn ảnh mình đẹp, vậy bạn cần những điều kiện, tố chất nào để có thể chụp, và ngày càng nâng cao được tay nghề của mình? Đơn giản hãy thực hành, thực hành và thực hành thật nhiều, và hãy quan tâm đến những vấn đề cốt lõi sau trước khi nghĩ đến các vấn đề cao siêu hơn:

Luôn duy trì niềm đam mê

Điều này thì có lẽ không cần phải nói nhiều rồi vì khi bạn đã thích chụp ảnh, và đã tự mua cho mình một chiếc máy ảnh để thoả mãn sở thích thì có nghĩa là bạn đã có sẵn niềm đam mê về chụp ảnh rồi. Nhất là bạn lại thích du lịch, phượt nữa thì đam mê đó lại càng cao. Đam mê là nền tảng của mọi sự thành công. Tuy vậy thì để tránh một sự đam mê nửa thì việc duy trì niềm đam mê đó không phải là dễ dàng.

Để tránh việc “cả thèm chóng chán” vì những khó khăn ban đầu, do cuộc sống bận rộn và thiếu thời gian theo đuổi đam mê, hãy cố gắng tạo cho mình một thói quen chụp ảnh, như duy trì các hoạt động hội nhóm cùng đam mê, tổ chức các buổi chụp ảnh ở ngay trong thành phố hay những chuyên du lịch phượt xa. Hoặc bạn có thể làm theo những ý tiếp sau đây.

Hãy xem ảnh thật nhiều

Việc xem ảnh là tối cần thiết cho không chỉ những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực chụp phong cảnh, mà cả cho những người chụp lâu năm đã có kinh nghiệm. Xem ảnh để thấy được ngoài kia còn rất nhiều người chụp đẹp hơn mình để mình phấn đấu, còn rất nhiều cảnh đẹp làm mình mê mẩn để kích thích niềm đam mê và cố gắng đi và chụp nó. Với riêng tôi hàng ngày tôi thường bỏ khoảng 1-2 tiếng để vào các trang ảnh như 500px, flickr, 35photo, v..v để ngắm nhìn những bức ảnh phong cảnh đẹp. Bên cạnh việc xem ảnh, bạn cần phải có sự so sánh ảnh mình chụp với những bức ảnh mà mình thấy đẹp hơn để so sánh và rút ra kinh nghiệm, nhất là những bức ảnh có cùng địa điểm và cùng góc chụp, học hỏi những góc máy lạ và bố cục tốt hơn.

Việc xem ảnh cũng giúp bạn nâng cao con mắt thẩm mỹ, bố cục tốt hơn và biết phân tích để hiểu thế nào là ảnh phong cảnh đẹp, và quan trọng nhất là biết ảnh mình còn xấu ở chỗ nào để sửa chữa dần dần. Khi xem ảnh đừng nên giới hạn mình mà hãy cố gắng xem ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia của nước ngoài, vì họ có rất nhiều các kỹ thuật mà thường ở Việt Nam mình còn chưa phát triển để theo kịp.

Oia (Ia) Santorini - Travelpx.net
Oia (Ia) Santorini – Travelpx.net

Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chụp phong cảnh

Ảnh phong cảnh có những kiến thức đặc thù riêng cho nó, mặc dù nó cũng yêu cầu phải có nét và độ chi tiết tốt như ở nhiều thể loại khác. Ở đây bạn phải học để cố gắng tối đa độ sâu trường ảnh (DoF), học về bố cục để đảm bảo bức ảnh gây được ấn tượng đủ nội dung của phong cảnh mình chụp, biết thêm một chút kiến thức về kiến trúc để chụp được những toà nhà, con phố không bị méo và nghiêng, học về ánh sáng để chụp được những điều kiện khó như chụp ngược sáng, hoàng hôn hay bình minh. Và một điều vô cùng quan trọng nữa đó là trau dồi các kiến thức về hậu kỳ và màu sắc.

Bức ảnh không được hậu kỳ tốt sẽ rất khó để đạt được cái ngưỡng gọi là đẹp được. Sẽ là rất khó khăn cho những người mới bắt đầu vì khối lượng kiến thức vô cùng lớn và mất rất nhiều thời gian mới có thể ngấm được, nhưng phải cố gắng thôi. Hãy tham gia một số hội nhóm để học hỏi những người có kinh nghiệm, trau dồi kiến thức trên các diễn đàn ảnh hay các video dạy chụp phong cảnh trên youtube, hay đơn giản là tham gia một khoá học cơ bản để có kiến thức cơ bản vững chắc và đẩy nhanh được việc tìm tòi của mình.

Chuẩn bị cho mình một bộ đồ nghề cơ bản

Thiết bị là thứ không thể thiếu với người chụp ảnh, với ảnh phong cảnh thì có khác biệt chút xíu. Nếu bạn chỉ vừa mới tập chụp phong cảnh thì thiết bị chưa phải là thứ cốt yếu mà bạn chỉ cần 1 máy 1 lens bất kỳ và chỉ cần tập chụp cơ bản mà thôi. Sau khi đã chụp khá vững (sau vài tháng chụp nhiều), bạn hãy cố gắng sắm cho mình một lens góc rộng để chụp được những thứ có nhiều chi tiết và nội dung hơn như phong cảnh đường phố, sông suối, núi non. Tripod là một trong những thứ vô cùng quan trọng trong bộ đồ nghề của bạn, đừng bao giờ đi chụp phong cảnh mà không mang tripod.

Khi đã nắm vững được các kiến thức về chụp phong cảnh và cảm thấy thiết bị hiện tại không đủ khả năng đáp ứng những đòi hỏi cao hơn của bạn thì hãy nâng cấp thiết bị của mình. Hãy cố gắng đầu tư một bộ body fullframe có chức năng liveview để focus tốt hơn, lens góc rộng và tele để chụp được nhiều thể loại và các góc chụp khác nhau, đầu tư nhiều hơn vào tripod và filter. Tuy vậy bạn cũng đừng quá nóng ruột cho việc nâng cấp thiết bị, hãy kiên nhẫn hơn vì bạn sẽ phải mất một thời gian không ngắn để nâng cao tay nghề. Máy tốt hơn không thể giúp bạn chụp đẹp hơn nếu bạn chưa nắm vững được các kiến thức cơ bản nhất. Hãy cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình trước khi nâng cấp thiết bị để hiểu hơn về chức năng và khả năng của từng loại máy ảnh, lens từ cấp thấp đến cấp cao hơn.  

Điều quan trong hơn cả việc nâng cấp thiết bị chính là hiẻu về thiết bị của mình. Hiểu được ưu nhược điểm của thiết bị mình đang dùng, khi nào cần sử dụng tiêu cự nào, điều kiện nào thiết bị của mình bị hạn chế. Hiểu về ưu nhược của filter, ví dụ như không phải cứ chụp bình minh hay hoàng hôn là sử dụng GND, mà còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế.

Mây luồn ở Sapa
Mây luồn ở Sapa

Hãy đi nhiều nơi và chụp, chụp thật nhiều

Ai đó đã nói rằng, bức ảnh xấu nhất bạn chụp là 10.000 tấm ảnh đầu tiên của bạn, ý nghĩa của điều này là không ai có thể tự nhiên chụp ảnh đẹp ngay được mà ai cũng phải khổ luyện, chụp từ từ xấu rồi mới đẹp được. Cảnh vật ở trong khuôn hình của máy ảnh rất khác so với mắt người nhìn thấy chúng, vì vậy đôi lúc bạn nhìn thấy một thứ không cảm thấy đẹp, nhưng hãy thử cầm máy ảnh lên và bấm thử xem, sẽ có bất ngờ về ảnh mà mình chụp được đấy. Chụp nhiều sẽ giúp bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm, biết được những góc nào sẽ cho ảnh đẹp, thời điểm nào màu ảnh lên là đẹp nhất. Khi bạn đã có những kiến thức cơ bản rồi thì phải thực hành thật nhiều thì những kiến thức ấy mới ngấm, mới hiểu kỹ được.

Bên cạnh đó, ảnh phong cảnh đẹp là do một phần lớn cảnh đẹp ở đó, vì vậy bạn không thể nào chỉ ngồi nhà mà tự nhiên ra được những bức ảnh đẹp, bạn phải đi, đi thật nhiều nơi, chụp ảnh thật nhiều. Ban đầu ảnh sẽ chưa đẹp, nhưng dần dần, tại một địa điểm nào đó, bạn đã có kinh nghiệm với nó rồi, biết lúc nào, góc nào chụp là đẹp nhất thì bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để thử, tìm để chọn góc nữa, biết được chụp như thế nào tại địa điểm đó là đẹp nhất. Việc đi nhiều nơi vừa giúp bạn có cơ hội được đi du lịch, được ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên đẹp mà còn giúp bạn luôn giữ được trong mình đam mê về chụp phong cảnh nữa.

Chuẩn bị cho mỗi buổi chụp một cách tốt nhất tối đa

Công cuộc chuẩn bị trước khi bạn đi chụp vô cùng quan trọng, nó đóng góp phải đến 50% thành công của buổi chụp, đến việc ảnh có đẹp hay không. Đảm bảo máy móc thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng, sensor được vệ sinh sạch sẽ, kính, filter ống kính không bụi bẩn, không bị dính hơi nước làm mờ ống kính. Hiểu rõ địa điểm chụp, các góc chụp đẹp nhất và xem xét tình hình thời tiết ngày hôm đó. Không có một chi tiết nào được coi là thừa cho một buổi chụp thành công.

Bài viết nói chỗ nào cũng phải thật nhiều, thật nhiều, nhưng quả đúng như vậy, nhiếp ảnh phong cảnh không dành cho những người lười biếng. Bạn phải chăm chỉ, trau dồi kiến thức và thực hành, học hỏi liên tục thì thành công mới có thể đến với bạn được. Chúc bạn vượt qua được những khó khăn ban đầu và thành công.

[vc_flickr flickr_id=”129334833@N07″ count=”9″ title=”Landscape gallery”]

About the author

Là một người thích du lịch, nhiếp ảnh, đam mê trải nghiệm các khách sạn và resort đẹp, đặc biệt là Maldives.

Leave a Reply

Bài viết mới nhất

London
Kinh nghiệm du lịch Anh Quốc – UK tất tần tật
18/11/2024
Thuế phí khi đi du lịch Maldives, thuế TGST, Thuế Xanh và Phí dịch vụ
11/11/2024
Review kỳ nghỉ ở resort St. Regis Vommuli Maldives đẳng cấp Ultra Luxury
09/09/2024
Kinh nghiệm du lịch Luxembourg cổ kính lãng mạn đầy quyến rũ
09/08/2024

Nhận ưu đãi qua email

Mời bạn đăng ký theo dõi trở thành bạn đọc thân thiết để hàng tuần nhận email từ Travelpx về các chuyến đi, kinh nghiệm và các deal du lịch hot nhé!


Ưu đãi các gói du lịch
Maldives từ Travelpx

Trải nghiệm thiên đường Maldives bằng tour du lịch tự túc thiết kế bởi chính Travelpx. MIỄN PHÍ ĂN Ở, VUI CHƠI CHO TRẺ EM.

Xem chi tiết

0969 084 872 (Viber/Zalo)

Info@travelpx.net

 

 

 

 

Proceed Booking

error: Content is protected !!