Trong mỗi chúng ta chắc hẳn có rất nhiều người đã từng đặt câu hỏi rằng, thế nào là một bức ảnh phong cảnh đẹp? Hàng ngày chúng ta xem rất nhiều ảnh trên mạng, các diễn đàn về ảnh, những chúng ta cũng khó có thể lời câu hỏi trên một cách thấu đáo, bởi ảnh đẹp nó còn phụ thuộc vào sở thích mỗi người, vào độ hiểu biết cũng như con mắt kinh nghiệm nữa. Bài viết này sẽ hệ thống lại các tiêu chí để đánh giá một bức ảnh, và tất nhiên các thước đo so sánh luôn dựa trên các yếu tố có thể so sánh được, ví dụ như độ nét, độ chi tiết, hay về lĩnh vực ảnh như hai bức ảnh có cùng một nội dung về ảnh phong cảnh biển, hoặc cùng về phong cảnh núi non, thành phố.
Đầu tiên ta cần lạm bàn về các tiêu chí đánh giá bức ảnh. Tôi đưa ra các nhóm tiêu chí sau đây:
+ Nhóm tiêu chí về nội tại của bức ảnh (liên quan đến ánh sáng và kỹ thuật sử dụng máy ảnh), bao gồm: Độ chi tiết và độ nét, màu sắc và ánh sáng.
+ Nhóm tiêu chí về nội dung bức ảnh, bao gồm: Bố cục, góc máy chụp, nội dung của phong cảnh chụp và các khả năng điều chỉnh tình huống của nhiếp ảnh gia.
Trong bài này tôi chỉ nói về ảnh phong cảnh chụp ở các thời điểm hoàng hôn và bình minh, hay thêm nữa là giờ xanh (blue hour) và chụp milky way, bởi đó là những thời khắc trong ngày mà ánh sáng ảo diệu nhất. Các bạn có thể thấy là hơn 90% các bức ảnh ở những trang top của website 500px đều là các bức ảnh chụp khoảng thời gian này, tôi đôi khi cũng có chụp vào ban ngày nhưng rất hãn hữu, hầu như là không.
1. Trước tiên ta bàn về các yếu tố kỹ thuật của bức ảnh:
* Độ nét và độ chi tiết:
Tiêu chí đầu tiên của tôi về ảnh phong cảnh luôn phải đảm bảo tốt về độ nét và độ chi tiết. Nguyên nhân chủ yếu của việc ảnh không nét là vì chúng ta nắm bắt không tốt các kiến thức cơ bản về chụp ảnh như để tốc độ chụp quá chậm và tay người không thể giữ vững được thiết bị, hoặc không dùng chân máy hay kỹ thuật lấy nét không tốt. Chúng ta hãy phân tích hai bức ảnh sau:
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bức ảnh trên (1) so với bức dưới (2) bị mất chi tiết khá nhiều, vùng tối ở hai góc phía dưới đen thui không còn nhìn rõ chi tiết của các ngôi nhà, vùng sáng thì các vệt xe chạy và ánh đèn đường cũng bị mất hết với mức độ khá gắt, nguyên nhân là do NAG xử lý không tốt trong điều kiện ánh sáng chênh lệch giữa các vùng quá lớn.
Ngoài ra chúng ta có thể thấy bức ảnh 1 xuất hiện nhiều noise hơn, một phần là do vùng tối quá tối bị mất chi tiết, và khi tác giả tăng sáng vùng tối hoặc kéo màu không tốt dẫn đến xuất hiện noise trong bức ảnh càng nhiều. Cả hai bức đều bị tối góc nhưng tấm (1) bị tối nặng hơn. Khái niệm tối góc đôi khi khá mong manh, quan trọng là tối góc vẫn giữ được chi tiết và các vùng sáng chuyển đều, và thể hiện được ý đồ của tác giả, ví dụ việc muốn nhấn mạnh chủ thể ở phần giữa của khung hình.
* Về màu sắc và ánh sáng:
Màu sắc hai bức ảnh trên sử dụng hai tone màu khác nhau nên khó so sánh, nhưng có thể thấy bức thứ 2 dịu mắt hơn. Tấm (1) do để contrast cao, đồng thời kéo saturation của màu xanh hơi mạnh nên bị bệt và xuất hiện noise. Còn về ánh sáng, do chụp trong điều kiện khó là ánh sáng các vùng chênh nhau quá mạnh (mặc dù đã sử dụng GND), và hậu kỳ chưa tốt, nên bức đầu tiên nhìn thấy ngay là các vùng đo sáng chuyển không đều và mượt, vùng highlight và shadow đều quá gắt và mất chi tiết. Sự chuyển vùng từ highlight – midtone – shadow đều chưa được xử lý tốt. Mặt khác do đo sáng không phù hợp với điều kiện, nên bức đầu tác giả phơi quá lâu làm các vệt sáng của xe cộ không tách biệt được với nhau và bị over-explosure.
Việc xử lý ánh sáng cần phải được giải quyết ngay lúc chụp, tức là khi ta chụp hoàng hôn hay bình minh, do mặt trời ở sát với đường chân trời nên độ chênh sáng giữa bầu trời và mặt đất là rất gắt, nếu ta không có biện pháp xử lý thì ảnh sẽ bị cháy hoặc bị quá tối, do Dynamic Range của máy ảnh có giới hạn và không thể như được mắt người. Việc hậu kỳ sẽ rất vất vả mà cũng không thể cứu được các vùng mất chi tiết, đồng thời khi ta cứu vùng sáng tối sẽ xuất hiện noise rất nhiều, làm giảm đi độ mượt mà của ảnh.
Ảnh phong cảnh đẹp phải là ảnh nét, chi tiết, ánh sáng đều và không một gợn noise. Noise có noise đẹp và noise xấu, nhưng việc đó ta sẽ bàn ở một khía cạnh khác. Vì vậy ngay lúc chụp ta có hai phương án: (1) Dùng filter GND và (2) Chụp nhiều bức với các độ phơi sáng khác nhau để về ghép lại mà người ta hay gọi là kỹ thuật HDR (high dynamic range). Với kỹ thuật HDR thường cũng phải có kinh nghiệm lâu năm và khả năng digital blending tốt để tránh bức ảnh bị “độn chi tiết” quá nhiều (kỹ thuật HDR kiểu cũ rất hay vấp phải lỗi này), đồng thời có một phần mềm xử lý HDR tốt. Các NAG nổi tiếng trên thế giới hiện nay thường dùng phần mềm Oloneo PhotoEngine, tuy nhiên phần mềm này mới chỉ có phiên bản dành cho Windows mà chưa có phiên bản dành cho Mac OS. Ngoài ra người chụp cũng cần chọn những địa điểm với ánh sáng tốt, ví dụ như khi chụp cityscape nên chọn những thành phố sầm uất với ánh đèn của các toà nhà được bật hết (lúc hoàng hôn), khi đó các vùng sáng sẽ trải đều toàn bộ khung hình và không bị gắt.
2. Các yếu tố về nội dung bức ảnh
Khi mà người chụp ảnh đã nắm vững về các kỹ thuật chụp ảnh cũng như về hậu kỳ, thì khi đó mức độ “đẹp” của bức ảnh sẽ được quyết định bởi nội dung của nó, tức là xuất phát từ con mắt của NAG. Các kiến thức về bố cục cơ bản như quy tắc 1/3, hay các bố cục về đường chân trời tôi sẽ không lạm bàn ở đây, mà chỉ đi vào phân tích bố cục của một số bức ảnh đẹp cụ thể.
Bức ảnh trên được chụp bởi NAG Daniel Kordan, tất nhiên để chụp được bức ảnh như vậy cần rất nhiều yếu tố, nào là thời tiết đẹp, cảnh đẹp, nhưng không thể phủ nhận bố cục ảnh của ông ta quá tốt. NAG đã canh đúng lúc tia mặt trời ló ra ở đường chân trời dưới những đám mây và sát một đỉnh núi. Tia sáng mặt trời bên trái cùng với điểm hội tụ bên phải của những đám mây tạo ra 2 điểm hội tụ cân xứng nhau trong bức ảnh. Đường chân trời chia đôi phần bầu trời và mặt đất theo quy tắc 1/3, giúp cho người xem thấy được hài hoà trong bức ảnh, vừa thấy được sự vần vũ của đám mây vừa tạo được điểm nhấn của đỉnh núi liên tiếp nhau. Màu sắc thì quá tuyệt vời rồi, trong vắt và rất tươi , ánh sáng cực mềm mại không hề bị bệt và độ tương phản vừa đủ, thể hiện tốt tất cả các chi tiết ở tất cả các vùng sáng của bức ảnh.
Bức ảnh thứ 2 này là của NAG Guillermo García Delgado chụp với một bố cục đơn giản hơn, nhưng không kém phần ấn tượng. Toàn bộ các hướng nhìn của người xem đều hội tụ lại một điểm, và đó lại là điểm chênh sáng mạnh nhất ở đường chân trời, thời điểm mà mặt trời lặn. Ở đây ta có thể nhận thấy là bức ảnh bị tối góc nặng và mất chi tiết ở các góc tối đó, nhưng có hề chi, ảnh vẫn đẹp và ấn tượng, bởi mục đích của bức ảnh là hướng người xem vào điểm trung tâm của bức hình tác giả đã làm được, ai quan tâm mấy cái góc tối chứ.
Bức ảnh thứ 3 là của NAG Fred Concha, chúng ta có thể thấy rõ về quy tắc 1/3 về đường chân trời mà ở đây nhấn mạnh phần bầu trời vần vũ. Nhưng ta cũng không thể bỏ qua về quy hoạch theo từng block nổi tiếng của thủ đô Paris nước Pháp, với điểm nhấn là tháp Eiffel đang toả sáng. Để chụp được bầu trời như trên đôi khi cần sự may mắn, vì rất ít khi ta thấy được những hiện tượng thiên nhiên như vậy, phải am hiểu thời tiết, chọn đúng thời điểm và điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn chờ thời cơ để … bắn phá. Thường sẽ phải chờ hàng tiếng đồng hồ và nhiều ngày canh chừng để thấy được hiện tượng này. Nội dung ở đây quá rõ ràng, đó là sự nổi giận của thiên nhiên (bầu trời), và cái xa hoa tráng lệ của thành phố Paris.
Hãy áp dụng vào một việc khá đơn giản là chụp ảnh ở Hồ Tây – Hà Nội. Thực sự là việc chụp hồ Tây tưởng chừng dễ nhưng không hề dễ chút nào, nhất là những bức ảnh chụp ra thẳng mặt hồ. Hầu như trên bức ảnh rất khó để tìm được nội dung của nó, tiền cảnh và hậu cảnh đều trống trải, chỉ là một mặt hồ phẳng lặng và một bầu trời đơn điệu. Việc so sánh giữa Hà Nội với Paris hay các vườn quốc gia của Mỹ là rất khập khiễng, nhưng chúng ta vẫn có thể tự tìm cho tôi những góc chụp đẹp. Hãy tìm một cây cầu, một dãy cọc, hay thậm chí là một bãi đá trước mặt hồ làm điểm nhấn. Hoặc là hãy săn lùng một ngày đẹp trời trước hoặc sau cơn mưa lớn, những đám mây đổ dồn đến và chí ít là ta cũng có được một bầu trời hùng vĩ trong bức ảnh. Hãy lưu ý một điều nữa rằng, trời trong vắt, xanh ngắt không một gợn mây chưa chắc đã phải là đẹp đâu nhé, với tôi thì nó khá đơn điệu. Nếu gặp trường hợp như vậy, hãy cố gắng lấy tiền cảnh là phần 2/3 của bức ảnh tính từ đường chân trời, bầu trời chỉ là phụ thôi.
Dưới đây là một trong những bức ảnh hiếm hoi tôi chụp ở hồ Tây, cũng khá lâu rồi, khá may mắn là hôm đó mặt nước phẳng lặng và bầu trời cũng không đến nỗi nào.
Tiêu chí ảnh phong cảnh đẹp
Tóm lại là tiêu chí của tôi cho một bức ảnh được gọi là “đẹp cơ bản”:
- Ảnh phải nét và “soft”
- Ánh sáng đủ và “soft”
- Giữ chi tiết tốt (ở những vùng cần giữ chi tiết) và chi tiết “soft”
- Bố cục tốt (cực kỳ quan trọng)
Lưu ý “soft” ở đây không có nghĩa là outfocus, nó có nghĩa là “mềm mại”.
Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể trang bị thêm được một chút kiến thức về ảnh phong cảnh, và sẽ áp dụng được vào mỗi shot hình của chính mình.
[…] nâng cấp của bộ P-series, nó hướng tới các nhiếp ảnh gia có niềm đam mê phong cảnh là chủ yếu. Cũng như 2 hãng trên, bộ kit của Cokin gồm 3 filter kích thước […]
[…] nâng cấp của bộ P-series, nó hướng tới các nhiếp ảnh gia có niềm đam mê phong cảnh là chủ yếu. Cũng như 2 hãng trên, bộ kit của Cokin gồm 3 filter kích thước […]
[…] 2 […]
[…] giả và đòi hỏi người chụp và hậu kỳ có kiến thức cơ bản vững chắc. Một bức ảnh đẹp là sự tổng hợp của nhiều yếu tố gồm ánh sáng, bố cục và màu sắc. Để […]
[…] vấn đề lớn nhất khi bạn chụp phong cảnh, đó là ánh sáng. Để có được những bức ảnh đẹp với màu sắc ảo diệu, mềm mại và mượt mà, bạn phải chụp trong những […]
[…] vấn đề lớn nhất khi bạn chụp phong cảnh, đó là ánh sáng. Để có được những bức ảnh đẹp với màu sắc ảo diệu, mềm mại và mượt mà, bạn phải chụp trong những […]
[…] xem ảnh cũng giúp bạn nâng cao con mắt thẩm mỹ, bố cục tốt hơn và biết phân tích để hiểu thế nào là ảnh phong cảnh đẹp, và quan trọng nhất là biết ảnh […]
[…] bản trước, tuy vậy nó vẫn hướng tới các nhiếp ảnh gia có niềm đam mê phong cảnh là chủ yếu. Cũng như 2 hãng trên, bộ kit của Cokin gồm 3 filter kích thước […]