Như một bức tranh tự nhiên vẽ từ những ngọn núi hùng vĩ và những dòng sông rộng lớn, Phượng Hoàng Cổ Trấn thật sự là một thiên đường đẹp đến nao lòng. Những mái nhà lợp ngói màu đỏ nổi bật giữa những cánh đồng lúa và những ngôi chùa truyền thống đọng lại trong tâm hồn, tạo nên cảnh quan thơ mộng và lãng mạn.
Chi phí cho chuyến đi
Đây là chuyến đi du lịch – phượt Trung Quốc tự túc của tôi với đám bạn, vui, hài hài và đặc biệt là chi phí rất rẻ. Chi phí cho vụ Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn này có thể tổng kết sơ qua như sau:
- Phí Visa Trung Quốc + book phòng khách sạn + đặt vé tàu xe: 1,5 triệu (Visa) + 2,5 triệu
- Tiền đóng trong nhóm xài chung: 1,500 tệ (nếu chi tiêu chuẩn không bị hớ sẽ chỉ tầm 1200 tệ) ~ 5 triệu
- Tiêu ngoài + quà cáp (tiêu thì ít mà quà thì nhiều): ~3-4 triệu (cái này tuỳ theo cách mỗi người chi tiêu).
Tổng chi phí: ~9tr.VND chưa kể tiêu ngoài và quà cáp.
Tiếng Hoa của tôi thì bập bẹ một ít, cứ xài body langague và tiếng Việt chém tốt các bạn ạ dân họ cũng thông minh đủ để hiểu mình cần và muốn gì. Một điều cảm nhận là dân bên này đa phần họ tốt bụng, hiếu khách. Visa Trung Quốc xin rất dễ, bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ gồm hộ chiếu gốc, ảnh 4×6 phông trắng, chứng minh thư photo, nộp phí $65 và chờ trong 4 ngày làm việc là bạn có ngay Visa Trung Quốc với một lần đi trong vòng 30 ngày, nên làm trước từ 15-20 ngày.
Lên kế hoạch và chuẩn bị
Các vấn đề về lên kế hoạch và chuẩn bị cho chuyến đi du lịch – phượt Trung Quốc – Phượng Hoàng Cổ Trấn, Trương Gia Giới do leader của đoàn phụ trách, bao gồm:
- Lên cung đường và thời gian
- Chiêu mộ anh em hiền tài, thành viên
- Book vé tàu qua mạng
- Book phòng khách sạn
- Mua vé tàu Hà Nội – Nanning tại ga (chỉ có 1 chiều, giá tầm 750k/người, đi đoàn 6 người giảm 25%)
- Download một số phần mềm hỗ trợ tiếng Trung Quốc và vào Facebook (bên đó họ chặn Facebook và Google)
- Đổi tiền và lên đường
Lịch trình:
- Ngày 0: Tàu Hà Nội – Nam Ninh
- Ngày 1: Nam Ninh
- Ngày 2: Trương Gia Giới – Hoàng Thạch Trại
- Ngày 3: Trương Gia Giới – Thiên Môn Sơn – Thiên Tử Sơn (40km)
- Ngày 4: Thiên Tử Sơn, tối thuê ô tô đi Phượng Hoàng Cổ Trấn (2000tệ)
- Ngày 5,6: Phượng Hoàng Cổ Trấn
- Ngày 7: Nam Ninh
- Ngày 8: Bằng Tường – Hà Nội
Lưu ý: Đi từ Nam Ninh – Trương Gia Giới bạn có thể đặt vé tàu trước từ nhà ở đây, còn đi từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bạn có thể đi xe bus hoặc thuê xe riêng, giá xe bus là khoảng 40 tệ. Chiều về từ Nam Ninh về Hà Nội bạn nhớ mua vé trước lúc mà sang đến Nam Ninh hoặc đến Trương Gia Giới mua vé tránh việc bị lỡ chuyễn như tụi mình. Một số đoạn ngắn như đi lại giữa ga Cát Thủ, hoặc bị nhỡ chuyến mà các bạn đi theo đoàn nhiều người, muốn nhanh thì cứ nhờ chủ khách sạn đặt ô tô riêng để đi, chẳng đắt mà lại nhanh và tiện, chia đầu người ra rẻ lắm.
Bạn nên mua một cái sim đề phòng có vấn đề gì xảy ra còn vào được Internet. Sim loại 4G giá 130 tệ/cái có sẵn 50 tệ trong tài khoản, mua ngay ở gần ga Nam Ninh và nếu đi đông người mua nhiều sẽ được giảm giá.
Đặt phòng khách sạn du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới
- Trương Gia Giới: phiên âm tiến Trung: ZhangJiaJie. Link đặt phòng Trương Gia Giới trên Booking và Agoda.
- Thiên Môn Sơn: phiên âm: Tiānmén Shān.
- Thiên Tử Sơn: phiên âm tiếng Trung: Tianzishan. Link đặt phòng Thiên Tử Sơn trên Booking.
- Phượng Hoàng Cổ Trấn: phiên âm: Fenghuang. Link đặt phòng: Phượng Hoàng Cổ Trấn trên Booking và Agoda.
- Nam Ninh: phiên âm: Nanning. Link đặt phòng: Nam Ninh trên Booking và Agoda.
Lịch trình du lịch – phượt Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới
Ngày 0 – Khởi hành từ Hà Nội
Đầu tiên chúng tôi đi từ Mỹ Đình ra ga Gia Lâm để mọi người tập trung tại đây. 8h30 gần như đã đầy đủ, 9h20 tàu đã xình xịch tiến thẳng hướng Lạng Sơn.
Khoảng 12h30 đêm đến ga Đồng Đăng tất cả mọi người xuống tàu mang theo valy cùng hộ chiếu để vào đóng dấu (thủ tục rất lằng nhằng, ai tự cầm hộ chiếu của mình mang vào và để đấy, biên phòng đóng loạt xong mang ra gọi tên từng người vào lấy, mặc dù khách du lịch cũng không đông lắm, cả người Việt Nam, Trung quốc và Tây cỡ khoảng 60 người, nhưng loằng ngoằng cũng mất gần 1 tiếng).
Xong xuôi lại lên tàu nằm chừng 1 tiếng thì lại i xì như ở Việt nam xuống đóng dấu các kiểu, lại lên tàu ngủ một mạch đến 8h30 sáng hôm sau đến ga Nam Ninh. Vì đi du lịch Trung Quốc cũng nhiều lần rồi nên tôi không cảm thấy lạ lẫm lắm với những điều này.
Ngày 01: Nam Ninh – Trung Quốc
Đến ga Nam Ninh, không ngờ ga quá rộng làm tôi đi lạc vào cổng vào tàu, nhân viên ở đây đưa chúng tôi quay lại chỗ sân ga đợi lên tàu, họ cũng chả hiểu mô tê gì. Trong đoàn có một bạn có cô là thân quen bên này (cô bạn hàng làm ăn với bố bạn ấy), nói chuyện với nhân viên tàu, thế là loanh quanh một lúc chúng tôi ra khỏi nhà ga, cô đã chờ ở sẵn cửa, đi với cô là 2 người nữa 1 nam 1 nữ, nam là chồng của cô, nữ chắc là bạn cô.
Họ đưa chúng tôi đi gửi hành lý ở Ga và đi mua vé tàu đi Trương Gia Giới, sau đó là dẫn đi ăn, rồi đi loanh thanh thăm thú Nam Ninh đưa về nhà uống trà, sau đó còn mua đồ ăn các kiểu cho bọn tôi để tối lên tàu. À đưa đi loanh quanh Nam Ninh, có ngôi chùa và đốt pháo và nhiều thứ nữa.. bla bla..
4h30 ra ga tàu để 5h30 lên tàu đi Trương Gia Giới. Cô ấy thật nhiệt tình tiễn bọn tôi lên tận tàu mua cho đủ thứ mà còn không lấy tiền nữa. (người TQ rất tốt và hiếu khách, khá là khác so với những gì tôi nghe thấy trên báo chí). Các bạn có thể đặt khách sạn Hotel California Zhangjiajie ở Trương Gia Giới, rất tốt không có gì để chê (đặt trên Agoda ở đây).
Xem thêm: Ký sự một vòng quanh Kuala Lumpur – Malaysia
Ngày 02: Trương Gia Giới – Hoàng Thạch Trại
Sau giấc ngủ dài trên tàu, 9 rưỡi sáng chúng tôi đến ga Trương Gia Giới, không khí bên ngoài khá lạnh, bước ra khỏi cửa kiểm soát ga này cũng giống với hầu hết các ga lớn của Trung Quốc, quá rộng lớn và đẹp. Trước ga là quảng trường Ga siêu rộng bên trái là bến xe bus rất tiện có thêm cửa hàng ăn nhanh Mac Donald và trung tâm mua sắm, siêu thị, sầm uất không kém gì những thị trấn ở châu Âu.
Chúng tôi sau một hồi chụp choẹt kỷ niệm tại Ga, loay hoay không biết khách sạn tại Trương Gia Giới mình ở đâu, liền đưa tờ booking cho một anh cảnh sát khá ú ở gần đó để hỏi đường, ai nghĩ được rằng anh ấy đưa chúng tôi đến tận khách sạn, zời ơi sao họ tốt đến vậy. Ngay đầu ngõ chỗ khách sạn chúng tôi là trụ sở công an. Một đặc điểm nổi bật ở Trung Quốc là bến tàu bến xe kiểm soát an ninh rất gắt gao, ngoài dân phòng, còn có công an, thậm trí là bộ đội trang bị tận răng, đi tuần liên tục để đảm bảo an ninh. Cũng như khi vào ga người và hành lý bị kiểm soát giống như ở sân bay Việt Nam.
Sau khi đến khách sạn và gửi đồ cũng như thay đồ, chúng tôi đi ăn và hẹn nhau 11h00 có mặt ở khách sạn để đi Thiên Môn Sơn, nhưng sau khi ăn xong thì khoảng 10h00 tính ra cũng sớm nên cả nhóm quyết định đi Thiên Môn Sơn luôn, bạn lễ tân bảo không kịp vì hết vé nên để đến hôm sau thì đi. Cuối cùng chúng tôi bàn bạc và chuyển hướng đi Hoàng Thạch Trại trước.
Đi ra bến xe bus chỗ gần ga đó lại loay hoay không biết lên xe bus nào để đến Hoàng Thạch Trại, chúng tôi lại bắt được anh Công an gần đó, và anh ấy dẫn lên tận xe bus.. Số người nghỉ ngày lễ rất đông lên xe phải xếp hàng và xe có liên tục. Như bạn biết đó, ở Trung Quốc thì đặc sản là người dân, dân số đông vô kể, họ có ý thức xếp hàng đợi xe đó, nhưng khi lên xe họ lại chen lấn xô đẩy để làm gì, chỉ vì cái chỗ ngồi, đâm rõ khổ.
Lên xe bus đi lòng và lòng vòng tầm 2 tiếng đồng hồ thì ôi, tắc đường lại cái đặc sản khác, nhưng cũng may mà không quá tắc mà chỉ là ùn ùn, họ đi khá ý thức không chen, vẫn có 1 làn giữa dành cho xe cảnh sát đi giải tắc. Mãi mãi về sau mới vào được đường đi Hoàng Thạch Trại, đến đó cũng phải xuống xe 2,3 lần đi bộ cho nhưng còn nhanh hơn ngồi xe bus, vừa thoải mái hít thở vừa sướng hơn.
Tầm 1h chúng tôi đã có tấm vé trên tay, cùng đi bộ và đi cáp treo lên núi ngắm khung cảnh hùng vỹ này và hẹn nhau 5h00 chiều có mặt tại nhà ga cáp treo vì 6h00 cáp treo sẽ ngừng chạy. Vậy là cả một ngày trên núi, thật tuyệt diệu với khung cảnh hùng vĩ (bạn xem phim Avatar và hãy tưởng tượng đi).
Nếu như ở Santorini là thiên đường trên mặt đất, Maldives là thiên đường dưới biển thì có thể nói Hoàng Thạch Trại là thiên đường trên mây vậy. Tôi chưa đi Cửu Trại Câu cũng không rõ là ở đó còn thiên đường đến nhường nào nữa… Khi xuống núi đã là 6h00 lại một khung cảnh xếp hàng dài dằng dặc đợi xe bus và cũng cái cảnh đến xe mình thì chen kinh người để có cái chỗ ngồi các bạn ạ.
Khoảng 8h30 về đến thành phố Trương Gia Giới, chúng tôi không về bến bus mà dừng tại 1 con đương với nhiều hàng quán, chọn đại một quán đồ lẩu, chả biết chọn món như thế nào, cứ body language thôi. Nồi lẩu phát kinh, mặn thế, cái gì ở đây cũng mặn và cay, cố nuốt và chơi trò thách rượu thách ăn. Haha,… cứ 1 2 3 zô zô, làm người đi đường và xung quanh trố mắt nhìn cái phong tục Việt Nam này.
Đến 11h00 đêm xong xuôi trên đường về khách sạn tạt ngang ngửa siêu thị chọn đồ để sớm mai 3h00 dậy đi xếp hàng lên cáp treo đi Thiên Môn Sơn.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch, phượt bụi Biển đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi
Ngày 03: Thiên Môn Sơn
Tầm 4h00 sáng tất cả mọi người trong đoàn có mặt ở sảnh khách sạn và cô chủ khách sạn cũng đang ở đó, nhờ cô đưa đi đến chỗ mua vé. Đúng là dân bản địa có khác, cô đưa chúng tôi đi vào ngõ lòng vòng và đi rất hối hả, làm cho đoạn đường đêm khi trời chưa sáng bỗng ngắn hơn. Tôi cứ nghĩ 4h00 sáng thì làm gì có người ở đó, nào ngờ đến đó thì cảnh tưởng ôi zồi, đặc sản người đã xếp hàng dài dằng dặc cả cây số ý. Cô chia bọn tôi thành 2 nhóm, 1 nhóm 2 người đúng đợi mua vé, tất cả mọi người còn lại đi xếp hàng đi tít mít đằng sau các bạn ạ. Để tránh phải xếp hàng mua vé như tụi mình bạn nên đặt phòng trước ở Trương Gia Giới qua link Booking.com này, sau đó email cho họ hộ chiếu, visa nhờ họ xếp hàng mua vé trước cho mình, họ chỉ lấy thêm chút ít tiền phí không đáng kể mà mình đỡ mệt hơn bao nhiêu.
Vậy là xếp hàng từ 4h00 sáng đến 9h00 mới có tấm vé đi cáp treo trong tay. Cảnh xếp hàng mua vé thì thôi rồi.. đi rồi sẽ cảm nhận được vì đúng vào dịp nghỉ lễ tết đợt nghỉ dài nhất bên này. Họ chen lấn, xô đẩy, chen ngang, đánh nhau các kiểu (đấy là chỗ mua vé). Còn chỗ lên cáp treo thì tận 7h00 mới bắt đầu hàng nhúc nhích, nhúc nhích tận 2 tiếng đi được khoảng 150m mới có vé vì người đi mua mới về được với sự hỗ trợ của cả công an bộ đội dân phòng để đảm bảo an ninh.
Cứ tưởng thế là mơ, xếp hàng đứng chùn chân luôn tận 2h00 chiều mới lên được cáp treo. đi qua 2 căn nhà người hàng rích rắc, rồi đi lên 3 tầng lầu chỗ cáp treo cũng kiểu hàng như thế. Sau 10 tiếng xếp hàng thì cái cảm giác không phải đứng được đặt chân lên cáp treo ngồi thì quả tuyệt vời, hò hét nhưng vượt qua được một thử thách bản thân, vượt qua chính mình về khoản trờ đợi. Hò hát, hò hét bấn loạn luôn ý.
Xem thêm: Ký sự hành trình đến đất nước chùa vàng – Thái Lan
Ngồi cáp cứ phải trên 30 phút, cáp đi từ tâm thành phố đi lên núi khá xa, đi qua 99 khúc cua huyền ảo, mỗi tội hôm đi có mưa đâm sương nhiều quá không nhìn được 99 khúc cua đẹp diệu này, chỉ thấy mờ mờ ảo ảo.
Lên đến trên núi Thiên Môn Sơn, lạnh quá, bịt kín luôn, lại còn lớt phớt mưa mưa bay bay. Coi bản đồ trên núi, đi loanh quanh cả buổi luôn đến tận chiều tối 6h00 ra cáp treo xuống núi. Ở trên này khá rộng, tiếc một điều là đường xuống cổng Thiên Môn Sơn đang trùng tu nên không xuống được, trên này vẫn còn băng tuyết chưa tan hết, đi khá trơn, làm mấy phát vồ rồi nhưng trượt hết ếch với nhái.
Trên này đi khá đẹp, cảnh vật làm tôi mường tượng ra những bộ phim cổ trang của Trung Quốc (phim kiếm hiệp Tàu), đường họ làm ven núi, có đường kính nhìn xuống vực, cáp treo ngồi 2 người một cảm giác chênh vênh, khó tả và cứng người để lên ngôi chùa trên đỉnh. Gió nó thổi làm lắc lư cứ tê tê người ý.
Thế là hết một ngày ở trốn tiên cảnh này, chúng tôi xuống núi, đi ăn, rồi về khách sạn để thuê 1 cái xe ô tô di chuyển đến Thiên Tử Sơn. Vậy là 9h00 tối sau gần 40km di chuyển đã đến Thiên Tử Sơn, nhận phòng và đi ngủ chuẩn bị cho chuyến hành trình ngày mai. Cảm giác tuyệt vời và chân tê nhừ.
Ngày 04: Thiên Tử Sơn
Theo lịch trình thì hôm nay khá nhàn nhã, mọi người dậy cũng muộn cho thoải mải hồi sức sau ngày hôm qua hơi vất vả. Khoảng 9h00 chúng tôi cùng nhau đi ăn sáng, đi bộ hết dãy phố trước phía khách sạn tầm 15′ là đến cổng chào vào Thiên Tử Sơn, trước cổng là hình 3D của con rồng trong phim Avatar, chụp choẹt tự do ở đây, dùng lại cái vé đã mua ở Hoàng Thạch Trại hôm trước để vào cồng này.
Vào cổng đi ra chỗ đợi xe bus (xe bus nội khu), chú ý tới nơi muốn đến để đứng cho chuẩn vị trí không là lạc đi chỗ khác. Chúng tôi lên xe đi đến chỗ có cáp treo lên Thiên Tử Sơn, xe đi mất chừng 15′ quanh quanh co co nhưng được một điểm là khung cảnh đẹp và hữu tình. Đến cáp treo lại phải mua thêm vé. Ngồi cáp khoảng 10′ lên đến đỉnh, đường lên đỉnh đẹp tuyệt diệu, hai bên là gọi là ” loạt cột núi ” đi. Có cây tùng bách bám vào sống đẹp như trong tranh.
Từ đây sẽ thấy được toàn bộ sự hùng vỹ của những ngọn núi tuyệt diệu, đi ra các điểm đứng viễn cảnh, đẹp mê ly, không muốn bước đi bởi choáng ngợp trước thiên nhiên cảnh quan thiên tạo. Cứ thế chúng tôi đi hết điểm này đến điểm khác để ngắm các ngọn núi tuyệt diệu đấy.
Đầu giờ chiều chúng tôi cùng nhau xuống núi, không sử dụng cáp treo xuống mà đi bộ trong lòng núi, với đường đi được làm khá đẹp và dễ đi, uốn lượn quanh các phiến núi. Đi bộ tầm hơn 2 tiếng là đến một trạm tàu điện nội núi, đứng xếp hàng đợi tàu, một lúc thôi không lâu lắm. Lên tàu ngồi xả chân, tàu đi qua những cánh rừng đã hết lá đẹp mơ mộng dưới mưa li ti lạnh. Ngồi tàu tầm 20′ là đến trạm xe bus và lại phải xếp hàng xem sao cho đúng tuyến về khu cổng vào.
Xe dừng lại cho chúng tôi xuống, trời thì lại bắt đầu mưa to hơn, mặc áo nilon giấy ù té về khách sạn. Ở đây tôi ngồi nghỉ và hong khô người, thế nào đói quá chạy qua hàng tạp hóa bên cạnh làm bát mỳ Trung Quốc ( mỳ tôm bên này khá ngon, đủ các vị, chua chay, sương hầm, lẩu,.. , ăn mỳ bên này đậm đà đầy đủ ngon hơn mỳ lèo phèo bên Việt Nam mình nhiều ).
Trong khi đó, chúng tôi hỏi xe bus đi từ Thiên Tử Sơn này về Phượng Hoàng Cổ Trấn thì hết xe và phải đến 8h00 sáng hôm sau mới có xe, thế là quyết định bỏ 2,000 tệ thuê riêng một xe đi 300km đến Phượng Hoàng Cổ Trấn chạy trên đường cao tốc Trung Quốc. Lại nói một chút về cao tốc bên này, thực sự rất tuyệt vời, đường êm, phẳng lì, xe được chạy 120km/h, không còi, không nhà dân bên đường, không uốn lượn theo núi mà làm hầm xuyên thẳng qua, cảm giác đi nhàn tênh mà khỏe cả người. Nếu đi xe Bus từ Trương Gia Giới thì bạn chờ đến sáng hôm sau đi mất khoảng 4 tiếng là tới, sau đó đi vào trung tâm thì đi bus 23 tuyến 1A giá vé 1tệ/người.
Đến khoảng 12h00 chúng tôi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, tại cổng kiểm soát phải mua vé vào thăm 148 tệ/người (là vé thăm quan 10 điểm nổi tiếng ở Phượng Hoàng). Trong khi đó với người dân Trung Quốc thì không cần mua, vé này bắt buộc với khách du lịch nước ngoài. Về đến đầu ngõ, cô chủ khách sạn niềm nở đón chúng tôi, thấy có bạn nữ mệt cô chủ động 2 tay 2 xách valy kéo về khách sạn hộ ( thái độ mến khách bên Trung Quốc luôn làm mình ấn tượng, họ rất tốt và nhiệt tình. Về khách sạn nhận phòng, rồi đi ăn, sau đó lăn ra ngủ mong hồi sức cho ngày tiếp theo lang thang Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Xem them: Công tác chuẩn bị và lên kế hoạch cho chuyến du lịch bụi châu Âu
Ngày 05 – 06: Phượng Hoàng Cổ Trấn
Phượng Hoàng Cổ Trấn – Nhiệt độ xuống âm và có bông tuyết bay bay.
Đến Phượng Hoàng cái đầu tiên cảm nhận được là lạnh, một cái lạnh rất Việt Nam, lạnh buốt da thịt, lạnh ngấm vào trong, rét run cầm cập, mặc bao nhiêu áo vẫn cảm nhận được cái lạnh, bởi chạy giữa Phượng Hoàng là dòng Đà Giang mang hơi ẩm khiến hơi lạnh chen vào trong.
Buổi sáng đầu tiên free đây “đêm hôm trước mọi người hẹn nhau 11h00 có mặt tại sảnh ” có một buổi sáng tự do cho mọi người, ai ngủ, ai đi, ai thức, ai ngồi ngơ hoàn toàn chủ động. Chỗ ở cũng tiện lắm, ngay gần chỗ tháp đi bộ chục mét là ra bờ sông tuyệt đẹp, ở đây có kiểu chụp ảnh cho thuê quần áo dân tộc để thợ chụp và rửa luôn, kèm với đó cho khoác áo lông thú cầm súng săn các kiểu tạo dáng để chụp, cánh thợ này rất đông và mời chào.
À, chuyện cái vé 148 tệ một người, cả đoàn chỉ có duy nhất 1 cái vé được gộp chung lại đâm đi lẻ tẻ không vào các điểm tham quan được. Nảy ra ý tưởng chụp lại cái vé mỗi người một kiểu lưu trong điện thoại khi qua chỗ soát vé chìa ra cho họ coi, trên vé ghi đầy đủ ngày được tham quan ( 3 ngày ).
Đến đầu giờ trưa chuẩn bị đi ăn, trời sao rét thế, lạnh tê tái trước đó có mưa bay bay rồi, đến giờ thì có màu trăng trắng, tuyết đang rơi.. hú hú.. tuyết đang rơi thực sự quá đẹp cho một ngày cổ trấn, lãng mạn, vừa tản bộ vừa hứng thú với tuyết bay, ngồi ăn cũng ngó bông tuyết. Hở cái gì buốt cái đó.
Cả 2 ngày ở Phượng Hoàng này đi thăm thú gần như tất cả các điểm, thực sự không đủ thời gian để đi hết vì quá rộng, đại khái đi được Lầu Miêu Miêu, Bắc Môn cổ thành, Lầu phong Thúy Hồng Kiều, Viện Bảo Tàng Cổ Thành, Các Phủ, Du thuyền trên sống Đà Giang cùng thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Phượng Hoàng. Đầu giờ chiều ngày cuối cùng trả phòng khách sạn, thuê xe ô tô chở về ga Cát Thủ mua vé tàu về Nam Ninh, ngủ một đêm trên tàu.
Khách sạn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn bạn vào đặt khách sạn Yinji Inn trên Booking.com.
Ngày 07 – Nanning (Nam Ninh)
Khoảng 9h sáng chúng tôi đến Nanning, ra cửa ga hỏi vé thì đc biết đã hết vé (thực ra điều này thì 99% là biết trước rồi), chỉ còn lại 3 vé ngày mai và ngày kia mới có vé về Gia Lâm, cũng tại hôm trước tới Nam Ninh quên ko mua vé đâm khổ vầy. Nếu các bạn đi thì ngay khi đến Nanning là phải mua vé về luôn nhé, đoàn mình chủ quan nên bị hết vé. Đoàn xoay xở bằng cách thuê ô tô từ Nam Ninh chạy về qua cửa khẩu Hữu Nghị, kịp thì về Việt Nam không ở lại Bằng Tường, tuy hơi đắt nhưng thôi vẫn về được để đi làm là tốt rồi.
Có cả 1 ngày mua sắm đợi chờ ở Nam Ninh. 4h00 chiều mọi người hẹn nhau tập trung một chỗ mua sắm đã hẹn trước cùng đi về ga tàu lấy hành lý đã gửi ở đó. Ban đầu hẹn xe 5h00 chiều mà họ đến tận 6h30 mới xuất hiện. Họ kỳ kèo 2000 tệ đoàn mình chả ưng tẹo nào, thuê xe khác 2 xe luôn, mỗi xe 500 tệ, lúc về đến Bằng Tường bo thêm 100 tệ mỗi xe ).
Chạy cao tốc về Bằng Tường, tính là về luôn bên Lạng Sơn để ngủ, cơ mà không kịp thời gian 8h00 cửa khẩu đóng cửa. Ngủ lại ở Bằng Tường một tối, sớm hôm sau xuất cảnh sớm về VN. Đến 11h đêm có mặt ở gần cửa khẩu, chúng tôi thuê khách sạn ở gần đó với giá 100 tệ/phòng, phòng nói chung cũng khá ổn.
Ngày 08 – Bằng Tường – Lạng Sơn – Hà Nội
Sáng hôm sau thì đi taxi ra cửa khẩu, check out tiến về Hà Nội, từ Bằng Tường xuất cảnh – Lạng Sơn chúng tôi thuê hẳn một xe về HN giá là 1,7 triệu VND, có trả các điểm tận nơi cho mọi người, đến 2h chiều là có mặt tại Hà Nội.
Vậy là kết thúc hành trình 8 ngày 8 đêm Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn với rất nhiều những kỷ niệm đáng nhớ và cũng đáng quên.
Bài viết đóng góp cho blog của bạn Đào Ngọc Quý.
Anh ơi có thể cho em hỏi, nếu mình book vé đi từ nam ninh đến trương gia giới và tù trương gia giới đến phượng hoàng cổ trấn thì book bên vn hay là qua đến đó mình mới book?
Vì e thấy nếu book ở bên đó luôn thì có thể sẽ bị hết vé? còn nếu book ở việt nam thì k biết book ở đâu sẵn
Cám ơn anh
Từ Nam Ninh đi Trương Gia Giới bạn có thể book trước trực tiếp qua website từ VN nhé: http://www.travelchinaguide.com/china-trains/
Hôm nay chị mới biết về trang web này của em. Các bài em viết rất chi tiết, rất thú vị, rất nhiều thông tin mà lại còn khiêm tốn nữa, không có quá nhiều cái tôi của riêng mình vào. Chị rất cảm ơn ơn em đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để chia sẻ những chuyến đi của em cho mọi người.
Vũ Thủy
Cảm ơn chị rất nhiều về lời nhận xét ạ, hy vọng chị sẽ luông ủng hộ cho blog của em :).
Chào AnLe,
Mình rất thích bài của bạn về Trương Gia Giới, Mình có ý định đi tháng 10 này, có thể cho mình nick facebook hoặc email để tiện xin chỉ giáo thêm k ạ.
Cám ơn bạn rất rất nhiều.
Bạn cứ gửi giúp mình thông tin cần giải đáp ở mục contact nhé. Cảm ơn bạn nhiều.
Chào bạn,
Bạn cho mình hỏi bạn đi chuyến này vào tầm tháng mấy mà trông có vẻ lạnh quá! Nếu có thể bạn tư vấn giúp nên đi mùa nào không quá lạnh, k quá nóng và không bị đông travellers nữa.
Thanks bạn!
Đoàn đi vào dịp tết nguyên đán bạn ah, mùa du lịch của Trương Gia Giới là từ tháng 4-10, đẹp nhất vào mùa thu nhưng khách sẽ đông hơn bình thường (bình thường cũng đã đông sẵn rồi), giá phòng khách sạn cũng tăng tương ứng.
Cảm ơn bạn nhiều về thông tin chỉa sẻ. Have a good day!
Cho mình hỏi bạn đi dịp tết âm lịch năm ngoái ah, có đông k bạn bên đấy họ cũng nghỉ sợ lại cũng đổ dồn đi thì chen chúc, với giá cả dịch vụ các thứ có tăng nhiều k nhỉ. Mình cảm ơn ^^
Đúng rồi bạn ah, giá cả thì không tăng lắm nhưng khách du lịch thì lúc nào cũng đông kinh khủng luôn!
Đông vậy đi chắc k đc thích vs thoải mái lắm nhỉ, mà tết lại đc nghỉ nhiều nữa ai cũng tranh thủ :). Vé tàu tết k bị tăng giá như vé máy bay phải k b?
Giá vé tàu thì vẫn thế thôi bạn ah 🙂 Đi Trương Gia Giới bạn phải chấp nhận đông vậy thôi, bạn có thể làm theo cách trong bài để đỡ phải xếp hàng lâu.
Bạn cho mình hỏi là mua vé tàu Gia Lâm – Nam Ninh như thế nào vậy, mình cảm ơn nhiều!
Bạn cứ ra ga mua vé thôi bạn, họ sẽ không bán vé khứ hồi nên khi đến Nam Ninh bạn nên mua vé chiều về luôn.
Chào bạn. Đọc bải của bạn xong mình muốn lao đi ngay luôn ấy ^^. Cảnh đẹp ma mị luôn.
Mình có thắc mắc là khi đi qua cửa khẩu thì hộ chiếu cũng được đóng mộc giống như mình đi máy bay không bạn?
Vì mình muốn sau này có đi du học hay đi đâu thì Passport từng đi vài nước cũng dễ xin visa hơn.
Tks ah.
Hộ chiếu cứ qua cửa khẩu là đóng dấu như nhau bạn ah 🙂
Cảm ơn bạn nhiều ^^
Chào bạn. Mình đọc và thấy bạn đi dịp Tết Âm lịch. Thời điểm đó thì thời tiết có lẽ ko thuận lợi lắm nhưng lại phù hợp về thời gian để thu xếp đi được. Theo kinh nghiệm bạn chia sẻ thì có vẻ mọi hoạt động, dịch vụ vẫn tốt, ko như tết Âm tại VN nhỉ
Đợt nhóm đi thì mọi thứ vẫn hoạt động như ngày thường bạn ah 🙂
Bạn ơi, nếu đi Trương Gia Giới vào cuối tháng 2 – đầu tháng 3, mùa này có mưa và tuyết ko? Mình có nghe nói mùa này còn mùa đông nên sẽ ko đẹp. Cám ơn bạn
Tầm giữa tháng 1 đến tháng 2 là có tuyết rơi ở Trương Gia Giới đấy bạn ah
Cám ơn bạn
giữa tháng 3 mình đi . chắc vẫ rét lắm bạn nhỉ . kinh nghiệm mua sắm thế nào và đổi tiên . bạn chỉ giúp với
trời chắc vẫn lạnh bạn ah, đổi tiền thì bạn cứ ra Hà Trung đổi thôi
Xin chào, mình chuẩn bị có chuyến đi phượng hoàng cổ trấn dịp lễ 30/4 này, nhưng mình chưa biết mua vé tàu từ gia lâm đi Nam Ninh trên trang nào, có phải mua trước không? hay tới ga mua?. Vì đi ngày lễ nên mình sợ đông hết vé. Mua trước chủ động vẫn hơn. vậy bạn có thể chia sẻ book vé tàu từ Gia Lâm đi Nam Ninh trang nào được không?
Cảm ơn nhiều!
bạn mua vé qua các đại lý bán vé tàu nhé, ví dụ như mua qua bên này: duongsatvietnam.com/ve-tau-gia-lam-nam-ninh.
Cảm ơn bạn vì bài viết rất đầy đủ. Sắp tới nhóm mình 4 người cũng đi TGG và PHCT. Hiện tại nhóm mình làm visa, mua hết vé tàu nội địa, nhưng visa là 1tr5, vé tàu nội địa mỗi ng đã là 1tr6 (hơi đắt tẹo vì book qua mạng nên mất phí, đât thêm tầm khoảng gần 200k mỗi ng), vé Nam Ninh Hà Nội 2 chiều mỗi ng ước tính gần 1tr6. Tổng cộng đã là 4tr7. Chưa kể khách sạn. Chi phí của bạn thì tầm 1tr5 visa và có 2tr5 cả vé tàu lẫn book khách sạn. Bạn có thể chia sẻ cho mình làm thế nào để giảm chi phí nhiều vậy ko? Cảm ơn bạn.
hic vậy là mỗi thứ bạn mua đắt hơn một chút rồi. 2.5 tr nói trong bài cũng chỉ là tàu xe đặt trước thôi bạn ah.
Bạn cho mình xin số điện thoại hay thông tin thuê xe từ Nam Ninh về Lạng Sơn được không ? Mình đang rơi vào tình trạng giống bạn là hết vé cả tuần.
Bài viết hay quá ạ!
Chào bạn.
Mình muốn đi tour Phượng Hoàng và Trương Gia Giới vào dịp Tết âm lịch để tranh thủ ngày nghỉ.
Mình muốn biết nhiệt độ lúc đó lạnh bao nhiêu độ, có mưa nhiều không? Nhà mình có bé 7 tuổi và bố mình 65 tuổi liệu đi có phù hợp không?
Và bạn gợi ý các công ty du lịch có tour này giúp mình nhé. Cảm ơn bạn nhiều.
Đi tầm đó thì rất lạnh, và siêu đông bạn ah, chỉ toàn người và người.