Login

Sign Up

After creating an account, you'll be able to track your payment status, track the confirmation and you can also rate the tour after you finished the tour.
Username*
Password*
Confirm Password*
First Name*
Last Name*
Birth Date*
Email*
Phone*
Country*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Please agree to all the terms and conditions before proceeding to the next step

Already a member?

Login

Những câu hỏi thường gặp về xin Visa Schengen du lịch Châu Âu

Xin visa Schengen để đi du lịch châu Âu luôn là vấn đề đau đầu với hầu hết mọi người. Giấy từ thủ tục khá nhiều đồng thời khả năng nhận được visa không hề được đảm bảo cao. Sau bài viết về kinh nghiệm xin visa Schengen, vẫn còn khá nhiều câu hỏi mà các bạn đưa ra. Tôi xin tổng hợp lại trong bài viết này để các bạn tham khảo.

Xin Visa một nước nhưng lại đến một đất nước khác đầu tiên có được phép không?

Trả lời: Vẫn có thể được, miễn là đất nước bạn xin Visa bạn lưu trú tại đó lâu nhất trong chuyến hành trình. Trường hợp này bạn cần có kế hoạch chi tiết, đưa cho hải quan xem lịch trình, khách sạn đã đặt trước để chứng minh rằng mình lưu trú tại đất nước xin visa là lâu nhất. Tất nhiên an toàn nhất vẫn là xin đâu thì đến đó đầu tiên, vì một số nước quy định ngặt nghèo họ không cho phép như vậy.

Có cần thiết phải dịch toàn bộ hồ sơ sang tiếng Anh?

Trả lời: Hồ sơ gửi Đại sứ quán (ĐSQ) bạn phải dịch toàn bộ sang tiếng Anh, đó là yêu cầu bắt buộc.

Giấy tờ chứng minh về đi lại trong hồ sơ cần những gì?

Trả lời: Về đi lại trong hành trình bao gồm vé máy bay Việt Nam – châu Âu và đi lại trong châu Âu. Tuy nhiên bạn chỉ phải đưa vào hồ sơ vé máy bay Việt nam – Châu Âu mà thôi.

Visa Schengen có đi được Anh/UK không?

Vương Quốc Anh thuộc châu Âu nhưng không thuộc khối Schengen. Vì vậy nếu muốn đi Anh bạn sẽ cần phải xin visa riêng, giống như xin visa Schengen. Nếu bạn du học sinh nào ở UK muốn xin visa Schengen từ UK thì có thể tham khảo bài viết này.

Trường hợp bạn nào muốn đi thêm UK mà xin visa UK thì có thể xin visa Schengen trước, sau khi có visa Schengen rồi bạn dựa vào hồ sơ sẵn có để nộp tiếp xin visa UK. Trong hồ sơ xin visa UK bạn chỉ cần nói tổng quá hành trình đi các nước trong khối Schengen mà không phải nộp kèm các booking khách sạn và tàu xe ở châu Âu, chỉ phải nộp những booking liên quan đến việc du lịch UK thôi.

Ảnh chụp ở Thuỵ Sĩ:

Nếu đi theo nhóm thì có được gộp xin visa chung được không?

Khi đi theo nhóm thì hồ sơ của người nào vẫn phải độc lập riêng rẽ, đầy đủ như nhau, không chung đụng gì cả. Đến ngày hẹn bạn lên văn phòng của họ nộp hồ sơ thôi. Sẽ có nhân viên thực hiện việc soát hồ sơ, thu hồ sơ và sau đó lấy sinh trắc vân tay và ra về.

Sau khi đã có visa rồi có nhất thiết phải đi y hệt lịch trình đã gửi ĐSQ hay không?

Lịch trình khi làm hồ sơ xin visa chỉ để phục vụ mục đích xin visa mà thôi. Sau khi đã có visa Schengen rồi các bạn có thể tuỳ ý đổi lại lịch trình của mình cho phù hợp.

Xin visa Schengen ở nước nào là dễ nhất?

Sẽ khó có câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi xin Visa Schengen nước nào là dễ nhất, chính xác bao lâu thì được, vì điều đó còn tuỳ thuộc vào tình hình từng thời điểm. Theo kinh nghiệm thì khi đi du lịch tự túc xin visa ở ĐSQ Pháp hoặc Hà Lan có vẻ ổn nhất. Thời gian nhận visa nhanh, quy trình xét duyệt cũng đơn giản chút xíu hơn các nước khác.

Ảnh chụp ở Paris – Pháp

Sổ tiết kiệm cần gửi trước bao lâu và số tiền bao nhiêu?

Bạn nên chuẩn bị một sổ tiết kiệm giá trị tầm 100-200tr, và đã gửi được từ 3 tháng trở lên.

Có bắt buộc phải trình diện ĐSQ sau khi đi về?

Bạn chỉ phải trình diện khi có yêu cầu của ĐSQ.

Các thông tin trong hồ sơ như thế nào là hợp lý?

Khá nhiều bạn thắc mắc vì sao mình lại bị đánh trượt visa, trong khi hồ sơ cực kỳ đầy đủ, và điều kiện tài chính, công việc đều rất tốt? Điều này bạn cần phải xem xét lý do từ chối của ĐSQ. Từ đó kiểm tra lại hồ sơ của mình, liệu các thông tin đã khớp nhau, hợp lý chưa. Một số ví dụ về tính hợp lý của các thông tin trong hồ sơ như sau:

  • Hợp lý về công việc: Sao kê tài khoản ngân hàng của bạn cần show được các lệnh chuyển lương hàng tháng, và số tiền trên tài khoản khớp với trên bảng lương. Bạn nên highlight lại những khoản này trong sao kê.
  • Hợp lý về lịch trình: Ngày trên lịch trình của bạn cần hợp lý và khớp với thông tin ngày ở khách sạn bạn đặt online qua Booking.com.

Chủ doanh nghiệp không có lương thì hồ sơ thế nào?

Đối với chủ doanh nghiệp thì bạn chỉ cần đưa vào hồ sơ báo cáo thuế các kỳ gần nhất, báo cáo tài chính năm gần nhất, sao kê ngân hàng tài khoản công ty. Không cần phải đưa vào hồ sơ sao kê ngân hàng của tài khoản cá nhân.

Trên đây là một số câu hỏi cơ bản về kinh nghiệm xin visa Schengen. Trên thực tế còn rất nhiều các tình huống khác nữa về thủ tục xin visa. Nếu ai còn thắc mắc và cần giải đáp gì, đừng ngại comment ở bên dưới nhé.

About the author

Là một người thích du lịch, nhiếp ảnh, đam mê trải nghiệm các khách sạn và resort đẹp khắp thế giới, đặc biệt là Maldives.

Leave a Reply

Proceed Booking

error: Content is protected !!